Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 đạt 5,5%
Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 được dự báo sẽ ở mức 5,5%; năm 2015 là 5,6% và năm 2016 là 5,8%.
Cũng theo báo cáo này, tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tiếp tục giảm. Các biện pháp thắt chặt chính sách, hậu quả của việc thắt chặt điều kiện tài chính trong khủng hoảng tài chính 2013, đã dẫn đến giảm đầu tư và nhập khẩu, trong khi tiêu dùng cá nhân vẫn tăng (trừ Thái Lan). Kim ngạch xuất khẩu thuần đã trở thành yếu tố đóng góp vào tăng sản lượng của khu vực năm 2013. Cộng với điều chỉnh nội địa các yếu tố đó, đã giúp làm giảm mức độ tổn thương. Đặc biệt, tài khoản vãng lai đã cải thiện (như ở In-đô-nê-xia, Thái Lan) tăng trưởng tín dụng thực đã hồi phục ở mức vừa phải tương xứng với mức bền vững trong toàn vùng, và áp lực về giá cũng giảm (In-đô-nê-xia). Các yếu tố nền tảng đã cải thiện, cùng với mức độ chấp nhận rủi ro toàn cầu tăng lên đã làm tăng lượng vốn chảy vào khu vực. Đồng rupiah In-đô-nê-xia và đồng Bhat Thái, hai đồng tiền bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng tài chính năm 2013 đã bắt đầu khôi phục giá trị từ đầu năm 2014 tuy vẫn còn yếu hơn thời kỳ trước đây 1 năm kể cả giá trị danh nghĩa và giá trị thực. Tương tự, thị trường chứng khoán cũng hồi phục từ đầu năm 2014 nhưng tại một số nước vẫn chưa trở lại mức trước đây 1 năm (nhất là tại Thái Lan và In-đô-nê-xia). Chi phí vay vốn cũng giảm.
Triển vọng kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn tiếp tục phản ánh các yếu tố tác động trái ngược như điều chỉnh nội địa, điều kiện tài chính biến động, khủng hoảng chính trị tại Thái Lan và quá trình phục hồi khó khăn nhưng bền vững về xuất khẩu toàn cầu. Dự tính mức tăng trưởng chung toàn khu vực sẽ giảm không đáng kể xuống mức 7,0% vào năm 2016, khoảng 2 điểm phần trăm thấp hơn mức trước khủng hoảng nhưng về cơ bản tương xứng với tiềm năng.
Báo cáo này cũng đưa ra dự báo, quá trình tái cân đối tăng trưởng sẽ tiếp tục tạo ra các thách thức và sẽ diễn ra chậm chạp cùng với một số biến động do bị ảnh hưởng bởi chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm. Tăng trưởng toàn vùng dự tính sẽ tăng dần lên mức 5,5% vào năm 2016 do cầu bên ngoài tăng, quá trình điều chỉnh đã hoàn thành và căng thẳng tại Thái Lan được tháo ngòi. Triển vọng các nền kinh tế nhỏ như Lào, Mông Cổ và Papua Niu Ghi-nê sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những mất cân đối lớn và đòi hỏi phải thực hiện các hành động chính sách mạnh. Nền kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt 5,5%, và đến năm 2016, sẽ tăng lên mức 5,8%.
Môi trường tài chính bên ngoài thuận lợi hiện nay có thể làm giảm quyết tâm cải cách trong nước. Các món nợ lớn tích tụ qua nhiều năm tăng trưởng đầu tư dựa trên tín dụng và các hạn chế cơ cấu sẽ tác động tiêu cực lên triển vọng kinh tế trong vùng. Hiện nay khả năng dễ xảy ra nhất là quá trình điều chỉnh sẽ diễn ra suôn sẻ và dẫn đến thắt chặt chính sách nhưng vẫn tồn tại rủi ro nếu xảy ra trường hợp đôi lúc dòng vốn chảy ngược hoặc các hình thức biến động khác trên thị trường tài chính.
Theo CPV
Ý kiến ()