Dự báo những phong trào "chiếm giữ" ở Mỹ trong năm 2012
Phong trào "Chiếm phố Uôn" ở Mỹ bùng phát tháng 9 năm ngoái lan rộng ra nhiều thành phố phản đối sự bất bình đẳng đã gây sự chú ý của dư luận nước này. Cảnh sát Mỹ đã xóa sạch chữ viết "Occupy" (chiếm giữ) ở các lều trại của người biểu tình ở Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét, Oóc-lan và nhiều thành phố lớn khác.Thời tiết giá lạnh và có thể người biểu tình đã mệt mỏi khiến chỉ còn một vài trại của người biểu tình. Do thiếu sự gắn kết về những yêu cầu, phong trào "Chiếm phố Uôn" khó đạt được mục tiêu và không thu hút thêm được người biểu tình tham gia. Tuy nhiên, ảnh hưởng về chính trị của phong trào này là rõ ràng. Tổng thống Ô-ba-ma đã phải đề cập những vấn đề mà phong trào "Chiếm phố Uôn" đưa ra khi ông kêu gọi một sự "chia sẻ công bằng" cho tất cả mọi người.Phong trào "Chiếm phố Uôn" đang bước vào năm 2012 với những chiến lược và chiến thuật mới, nhằm tiếp tục những gì mà những người biểu tình cho là những bất công của hệ thống...
Thời tiết giá lạnh và có thể người biểu tình đã mệt mỏi khiến chỉ còn một vài trại của người biểu tình. Do thiếu sự gắn kết về những yêu cầu, phong trào “Chiếm phố Uôn” khó đạt được mục tiêu và không thu hút thêm được người biểu tình tham gia. Tuy nhiên, ảnh hưởng về chính trị của phong trào này là rõ ràng. Tổng thống Ô-ba-ma đã phải đề cập những vấn đề mà phong trào “Chiếm phố Uôn” đưa ra khi ông kêu gọi một sự “chia sẻ công bằng” cho tất cả mọi người.
Phong trào “Chiếm phố Uôn” đang bước vào năm 2012 với những chiến lược và chiến thuật mới, nhằm tiếp tục những gì mà những người biểu tình cho là những bất công của hệ thống kinh tế ở Mỹ. Theo dự báo, trong năm nay, tại Mỹ có những phong trào “chiếm giữ” sau đây :
“Chiếm giữ cuộc bầu cử”: Phong trào này có những điểm giống với phong trào đảng Chè (Tea Party) bảo thủ, một đảng nổi lên trong năm 2009 và đã hỗ trợ hàng chục nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa (CH) trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, nhiều người tham gia phong trào này bác bỏ chế độ bầu cử hiện nay vì họ cho rằng nó bị đồng tiền thao túng. Mối quan hệ với các công đoàn, những đồng minh tự nhiên của phong trào, đã làm cho phong trào thiếu sự thống nhất. Một số công đoàn, nhất là công đoàn Nữ y tá quốc gia, ủng hộ mạnh mẽ những người biểu tình trong khi các công đoàn khác lại lảng tránh.
Trong năm tổng tuyển cử ở Mỹ 2012, các hoạt động chủ yếu của phong trào “Chiếm giữ cuộc bầu cử” là tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình ngồi và chất vấn các ứng cử viên tổng thống. Trong cuộc vận động tranh cử ở bang Ai-ô-oa, một số người tham gia phong trào này đã làm ngắt quãng bài phát biểu của Tổng thống Ô-ba-ma, hai ứng cử viên tổng thống của đảng CH Gin-grích và Ron Pôn. Một số nhóm cũng nhằm vào Thống đốc bang Niu Giơ-xi, ông Ch.Cri-xti-ê, khi ông này vận động bầu cử cho ông Gin-grích trước đối thủ M.Rôm-ni khi chỉ trích ông Rôm-ni làm giàu bằng đầu tư cổ phần và gán cho ông này cái tên “Ngài 1%”. Những diễn biến trong chiến dịch vận động bầu cử ở bang Niu Hem-sơ cũng diễn ra tương tự với những nhóm người biểu tình chỉ trích các ứng cử viên tổng thống.
“Chiếm giữ kinh tế”: Phong trào này đổ lỗi các ngân hàng đã gây nên cuộc suy thoái tồi tệ nhất ở Mỹ trong nhiều thập kỷ. Một trong những sáng kiến thành công nhất của phong trào là chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng chuyển tiền từ các ngân hàng thương mại sang các tập đoàn tín dụng không lợi nhuận. Trong vòng một tháng, các tập đoàn tín dụng này đã thu hút được hàng trăm nghìn khách hàng mới. Ngân hàng Mỹ đã phải hủy bỏ tiền lệ phí năm USD/tháng đối với thẻ ghi nợ. Những người biểu tình đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc biểu tình lớn mang tên “Chiếm Xan Phran-xi-xcô”, một khu vực tài chính của thành phố. “Chiếm thị trường chứng khoán”, một ủy ban của “Chiếm phố Uôn”, đang kêu gọi thực hiện cái gọi là “Nguyên tắc Vôn-cơ”, theo đó không cho các ngân hàng Mỹ sử dụng tiền của người gửi tiết kiệm để đầu tư trục lợi.
“Chiếm giữ nhà ở”: Tháng 12 năm ngoái, những người biểu tình phát động phong trào “Chiếm giữ nhà ở”, một nỗ lực nhằm đòi lại nhà ở bị tịch thu để thế nợ. Những người biểu tình đã chiếm giữ khu nhà ở tại các thành phố Oóc-lan, Ca-li-pho-ni-a, Brúc-klin và Niu Oóc đòi những người cho vay tiền thương lượng lại tiền vay thế chấp đối với những người sở hữu nhà ở. Ông M.Brao-nơ Ham-lim, nhà tổ chức phong trào “Chiếm giữ nhà ở” toàn quốc cho biết, những người biểu tình đặt mục tiêu tiến hành hơn 100 “hành động” tương tự trên khắp nước Mỹ trong vài tháng tới. Phong trào này đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của nhà cầm quyền. Ngay vào thời điểm bước sang năm mới 2012, cảnh sát đã bắt giữ những người chiếm giữ một ngôi nhà tại Oóc-lan, nơi họ chiếm giữ như “một vật thế chấp”. Đây là lần thứ hai cảnh sát đuổi người chiếm giữ ra khỏi nhà ở tư nhân tại Oóc-lan vì lo ngại những người này sẽ chiếm giữ nhiều nhà ở, tạo ra thách thức như người biểu tình từng cắm trại tại các công viên.
“Chiếm giữ không gian mạng”: Phong trào này do các phương tiện thông tin đại chúng xã hội thúc đẩy và những nhà hoạt động đang xúc tiến việc sử dụng có hiệu quả các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube với những công cụ và công nghệ mới. Phong trào này đã mở mạng StudiOccupy.org, cho phép người biểu tình dễ dàng chia sẻ và biên tập các vi-đê-ô và thông tin của đa phương tiện khác. Trang mạng Occupydream.org nhằm thu thập một triệu “tuyên bố giấc mơ” trước khi diễn ra cuộc tuần hành tại Oa-sinh-tơn vào ngày 16-1, ngày sinh của Mục sư Lu-thơ Kinh. Một số người biểu tình cũng đã bắt đầu sử dụng “Vibe”, một ứng dụng dành cho iPhone, iPads và Android, theo đó cho phép người sử dụng gửi những tin nhắn mà chỉ những người sử dụng “Vibe” mới xem được. Những tin nhắn “Vibe” là nặc danh và người sử dụng có thể kiểm soát khoảng cách nhắn tin và thời gian nhắn tin dài hay ngắn, trong khoảng thời gian từ 15 phút đến một tháng mà không để lại dấu vết nào.
“Chiếm giữ không gian thực”: Cảnh sát Mỹ đã khám xét các trại ở các trung tâm thành phố lớn khiến người ta tưởng rằng tất cả lều trại được dựng lên trong phong trào “chiếm giữ” đã được quét sạch. Tuy nhiên, những người cắm trại vẫn khá “kiên gan”. Trang mạng Firedoglake, một trang mạng thông tin có thiện cảm với phong trào này cho biết, 65 cộng đồng cắm trại ở Mỹ sẽ cắm trại cho đến hết mùa đông năm nay. Hoạt động dễ nhận thấy nhất là cắm trại tại Quảng trường Mắc-phơ-xơn ở Thủ đô Oa-sinh-tơn, với hai cuộc phong tỏa Nhà trắng và hoạt động này đã được cấp phát các lều ngủ đông. Nhiều người biểu tình đã di chuyển vào trong nhà. Phong trào “Chiếm phố Uôn” đã thuê khoảng đất trống ở công sở tại Man-hát-tan và phong trào “Chiếm Át-lan-ta” đã chiếm tầng thượng của một nơi trú ẩn của những người không có nhà ở. Những người cắm trại bị đuổi cũng không rời bỏ khoảng đất trống mà trước đó họ chiếm đóng. Vào đúng ngày đầu năm mới 2012, hàng trăm người đã tập trung tại Công viên Dúc-cô-ti ở Man-hát-tan, nơi từng có trại chiếm đóng lớn nhất được dựng lên, 68 người đã bị cảnh sát bắt giữ khi họ di chuyển các vật chướng ngại của cảnh sát.
Theo Nhandan
Ý kiến ()