Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mở màn với chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt và điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch mang tên Bác, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Về nghệ thuật quân sự, đòn tiến công Huế-Đà Nẵng là sự chuyển hướng tiến công sáng suốt, linh hoạt và rất kịp thời của ta, tạo sự sụp đổ dây chuyền nhanh chóng của địch. (Ảnh: Hoàng Giang/TTXVN)
Quân giải phóng tiến vào thành phố Huế. (Ảnh: Hoàng Thiểm/TTXVN)
Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975. (Ảnh: TTXVN)
Cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời tung bay trên cột cờ thành phố Huế. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
Cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời tung bay trên cột cờ thành phố Huế. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng diễn ra từ ngày 21=29/3/1975, là một trong 3 chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã tiêu diệt được nhiều sư đoàn chủ lực của địch. (Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN)
Quân giải phóng hành quân qua cầu Nguyễn Tri Phương, tiến vào Đà Nẵng, ngày 29/3/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Xe tăng của Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng, ngày 29/3/1975. (Ảnh: Hoàng Giang/TTXVN)
Quân giải phóng làm chủ các cơ quan của ngụy quyền trong thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Ngày 29/3/1975, sau 22 giờ tiến công thần tốc và dũng mãnh, quân ta đã giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Xe thiết giáp quân giải phóng trên đường hành quân vào Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Lần lượt các ngày 26/3 và 29/3, Huế và Đà Nẵng được giải phóng. Đến ngày 3/4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng. Xe tăng quân giải phóng tiến vào Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ngày 2/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân giải phóng làm chủ Sở chỉ huy Quân đoàn I ngụy quân Sài Gòn ở Đà Nẵng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân giải phóng chờ đến giờ nổ súng tấn công căn cứ Dương Đế, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong chiến dịch tiến công chiến lược Huế-Đà Nẵng. (Ảnh: Thanh Thôi/TTXVN)
Phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu quân sự kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng trong Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Pháo binh và xe tăng quân giải phóng trên đường hành quân vào giải phóng Quy Nhơn. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Các chiến sỹ đoàn Pleime, tỉnh Gia Lai, thảo luận phương án đánh địch trong Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Ảnh: Phú Tuấn/TTXVN)
Bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sỹ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Hàng trăm xe quân sự của Quân đoàn 2 ngụy trên đường rút chạy khỏi Tây nguyên bị quân ta chặn đánh và phá hủy trên đường số 7 từ Cheo Reo đi Phú Bổn. Chỉ trong 12 ngày, hơn 12 vạn tên địch bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên đã thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, từ việc chọn chiến trường, thời điểm, chọn vị trí đột phá cho đến việc chớp thời cơ phát triển chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đồng bào Tây Nguyên múa hát mừng chiến thắng. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng trong Chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bằng mọi phương tiện thô sơ, các chiến sỹ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Nhiều phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng trong Chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân giải phóng tiến vào đánh chiếm sân bay Hòa Bình ở thị xã Buôn Ma Thuột. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội ta giải phóng Đắc Tô-Tân Cảnh, tỉnh Kon Tum trong chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Lương Biên/TTXVN)
Xe tăng quân giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975 trong chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ý kiến ()