Đồng USD phục hồi tại châu Á sau phiên giảm kỷ lục
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Sau phiên lao dốc hôm trước, ngày 28/7 trên thị trường châu Á, đồng USD đã phục hồi, khi thị trường hướng sự chú ý trở lại cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sau khi Hy Lạp tiếp tục bị đánh tụt mức xếp hạng tín dụng.Chiều 28/7 tại Tokyo, tỷ giá euro/USD giảm từ mức 1,4364 USD/euro kết thúc phiên trước tại New York xuống 1,4355 USD/euro, trong khi tỷ giá euro/yen cũng giảm 77,96 yen/USD xuống 77,85 yen/USD. Trong khi đó, tỷ giá USD/yen giảm từ 77,96 yen/USD xuống 77,85 yen/USD.Gây sức ép lên đồng euro trong phiên này là quyết định của Standard & Poor's tiếp tục đánh tụt mức xếp hạng tín dụng của Hy Lạp, từ CCC xuống CC, cho rằng các kế hoạch cứu trợ dành cho Athens sẽ đưa tới một sự vỡ nợ "có tuyển chọn," nếu dựa trên phương pháp xếp hạng của tổ chức này. Thêm vào đó, tác động xấu lên đồng euro còn là việc hãng Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với đảo Síp, viện dẫn những điều kiện tín dụng trong trung hạn đang trở nên xấu đi.Bên...
Sau phiên lao dốc hôm trước, ngày 28/7 trên thị trường châu Á, đồng USD đã phục hồi, khi thị trường hướng sự chú ý trở lại cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sau khi Hy Lạp tiếp tục bị đánh tụt mức xếp hạng tín dụng.
Chiều 28/7 tại Tokyo, tỷ giá euro/USD giảm từ mức 1,4364 USD/euro kết thúc phiên trước tại New York xuống 1,4355 USD/euro, trong khi tỷ giá euro/yen cũng giảm 77,96 yen/USD xuống 77,85 yen/USD. Trong khi đó, tỷ giá USD/yen giảm từ 77,96 yen/USD xuống 77,85 yen/USD.
Gây sức ép lên đồng euro trong phiên này là quyết định của Standard & Poor's tiếp tục đánh tụt mức xếp hạng tín dụng của Hy Lạp, từ CCC xuống CC, cho rằng các kế hoạch cứu trợ dành cho Athens sẽ đưa tới một sự vỡ nợ “có tuyển chọn,” nếu dựa trên phương pháp xếp hạng của tổ chức này.
Thêm vào đó, tác động xấu lên đồng euro còn là việc hãng Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với đảo Síp, viện dẫn những điều kiện tín dụng trong trung hạn đang trở nên xấu đi.
Bên cạnh đó, tâm lý giới giao dịch cũng chịu sự tác động từ phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, vốn được thành lập với mục đích giúp đỡ các nền kinh tế gặp khó khăn tài chính, không nắm trong tay tờ “séc khống” để mua lại các trái phiếu của Hy Lạp.
Dai Sato, nhà giao dịch thuộc ngân hàng Mizuho Corporate Bank, cho rằng phát biểu của ông Schaeuble nhắc thị trường nhớ tới những vấn đề nợ ở Eurozone, trong khi việc các thị trường toàn cầu mất điểm do thế bế tắc tại các cuộc đàm phán nâng trần nợ công ở Mỹ cũng làm giảm nhu cầu đầu tư mạo hiểm và dẫn tới làn sóng bán ra đồng euro.
Trong khi đó, đồng USD giảm giá so với yen Nhật trong bối cảnh các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc về cách thức giảm thâm hụt và nâng trần nợ công để tránh nguy cơ phá sản.
Ông Sato cho biết thị trường vẫn chú ý tới kết quả các cuộc đàm phán ở Mỹ, và cũng đã nghĩ tới việc nước này sẽ bị hạ mức xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi không xảy ra kịch bán phá sản, giới đầu tư vẫn lo ngại rằng thế bế tắc hiện nay có thể khiến Mỹ để mất tín nhiệm hiện được xếp ở mức cao nhất AAA.
Cùng ngày tại châu Á, USD tăng giá so với đồng đôla Singapore (1,2028 SGD/USD), đồng won Hàn Quốc (1.052,45 won/USD), đôla Đài Loan (28,80 TWD/USD), rupiah Indonesia (8.503,75 rupiah/USD), peso Philippines (8.483,75 peso/USD) và baht Thái (29,72 baht/USD)./.
Theo VietnamPlus.vn
Ý kiến ()