Đồng Tháp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu thị trường
Những năm qua, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được Đảng bộ Đồng Tháp đặc biệt chú trọng, chỉ đạo sâu sát, qua đó, số lượng và chất lượng lao động của tỉnh không ngừng tăng lên. Đến nay, tổng số lao động qua đào tạo của tỉnh đã đạt trên 40%, trong đó 26,6% lao động được đào tạo nghề; có 150 sinh viên trên 01 vạn dân. Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đang thí điểm phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở các thị trấn, thị xã và thành phố. Mặt khác, cơ cấu ngành, nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhưng phần lớn là dạy nghề ngắn hạn, trình độ trung cấp và cao đẳng nghề còn thấp, kỹ năng...
Những năm qua, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được Đảng bộ Đồng Tháp đặc biệt chú trọng, chỉ đạo sâu sát, qua đó, số lượng và chất lượng lao động của tỉnh không ngừng tăng lên.
Đến nay, tổng số lao động qua đào tạo của tỉnh đã đạt trên 40%, trong đó 26,6% lao động được đào tạo nghề; có 150 sinh viên trên 01 vạn dân. Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đang thí điểm phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở các thị trấn, thị xã và thành phố. Mặt khác, cơ cấu ngành, nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhưng phần lớn là dạy nghề ngắn hạn, trình độ trung cấp và cao đẳng nghề còn thấp, kỹ năng nghề nghiệp chỉ đáp ứng cho các ngành, nghề có nhu cầu lao động đơn giản…Vì vậy, để t iếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VIII, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa IX đề ra nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015.
Theo đó, mục tiêu chung là xây dựng và chuẩn hoá hệ thống dạy nghề từ tỉnh đến cơ sở, gắn kết chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, trong đó, chú trọng đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường lao động, từng bước thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành, nghề phi nông nghiệp…
Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – 2015, các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học phổ thông; nâng t ỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55,5%, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 40%;phấn đấu 80% lao động qua đào tạo có việc làm; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ số lượng, có cơ cấu ngành hợp lý, đạt tiêu chuẩn chức vụ, công chức, viên chức, có năng lực thực thi công vụ đạt hiệu quả cao; đ ội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, đại học, giáo viên các trường nghề đạt chuẩn theo quy định.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cấp, ngành, các đoàn thể chính trị và các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp: Nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, trong đó đầu tư mạnh cho giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, tạo tiền đề cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận các ngành, nghề phi nông nghiệp, ổn định cuộc sống, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, nhất là đối với lao động nữ; xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo các cấp trong tỉnh, đặc biệt h ỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; đào tạo nâng cao trình độ đối với lực lượng cán bộ, công chức trẻ làm nòng cốt trong quản lý, nghiên cứu khoa học ở những ngành chủ lực, lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế – xã hội.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()