Ðồng Nai ưu tiên phát triển công nghiệp
* Vĩnh Phúc gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộNăm 2011, tỉnh Đồng Nai huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng; trọng tâm là các dự án giao thông huyết mạch, giao thông kết nối có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các khu, cụm công nghiệp. Tỉnh Đồng Nai phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt từ 119.824 tỷ đồng đến 120.849 tỷ đồng, tăng 17 - 18% so với năm 2010; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,5 - 1,7 tỷ USD.Giải pháp thực hiện là nâng cao chất lượng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, một số quy hoạch ngành, quy hoạch cấp huyện; tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp; tiếp tục rà soát bộ thủ tục đã công bố để điều chỉnh kịp thời những thủ tục không phù hợp;...
* Vĩnh Phúc gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ
Năm 2011, tỉnh Đồng Nai huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng; trọng tâm là các dự án giao thông huyết mạch, giao thông kết nối có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là các khu, cụm công nghiệp. Tỉnh Đồng Nai phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt từ 119.824 tỷ đồng đến 120.849 tỷ đồng, tăng 17 – 18% so với năm 2010; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,5 – 1,7 tỷ USD.
Giải pháp thực hiện là nâng cao chất lượng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, một số quy hoạch ngành, quy hoạch cấp huyện; tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp; tiếp tục rà soát bộ thủ tục đã công bố để điều chỉnh kịp thời những thủ tục không phù hợp; bổ sung, sửa đổi các quy định, bảo đảm rõ ràng, cụ thể, nhất quán, hợp lý, minh bạch…, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, trước hết là cơ sở hạ tầng, tập trung công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các dự án triển khai thực hiện đúng tiến độ. Tỉnh tiếp tục kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ giải ngân và xử lý đúng quy định pháp luật đối với các chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết đầu tư; thực hiện xúc tiến đầu tư thông qua nhiều hình thức: phối hợp các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm, thông qua các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác phát triển kinh tế – xã hội, các doanh nghiệp đầu tư thành công tại Đồng Nai để giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng; thu hút đầu tư có chọn lọc. Đồng thời tiếp tục tổ chức các buổi tiếp xúc với doanh nghiệp để nghe phản ánh khó khăn, vướng mắc và có biện pháp tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Mở rộng mạng lưới đào tạo dạy nghề, giới thiệu việc làm, nhất là người dân vùng có thu hồi đất để xây dựng công trình, dự án phát triển công nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp Bàu Xéo, Ông Kèo; thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị và khu vực dân cư tập trung. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
* Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chú trọng gắn công tác quy hoạch, đào tạo với bố trí, luân chuyển và sử dụng cán bộ một cách đồng bộ. Hằng năm, các cấp ủy đảng trực thuộc đều tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, đưa những cán bộ không có khả năng phát triển ra khỏi quy hoạch, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả của công tác này. Các bước tiến hành được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc của công tác cán bộ, luôn lấy khâu đánh giá cán bộ làm cơ sở, bảo đảm công khai, dân chủ, mỗi chức danh có từ hai đến ba cán bộ dự nguồn. Theo đó, tỉnh có 435 lượt cán bộ được quy hoạch vào các chức danh cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể giai đoạn 2010 – 2015; 190 lượt cán bộ được quy hoạch vào cán bộ chủ chốt cấp huyện. Trên cơ sở đó, các cấp ủy có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chủ động nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, khắc phục được tình trạng hẫng hụt cán bộ. Trình độ, năng lực của cán bộ trong hệ thống chính trị được nâng cao.
Tuy nhiên, ở một số địa phương đơn vị trong tỉnh, cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ và chưa coi trọng công tác quy hoạch cán bộ; quá trình thực hiện còn lúng túng về cách làm, tính khả thi chưa cao; có đơn vị chưa gắn quy hoạch với đào tạo, luân chuyển, bố trí và sử dụng cán bộ; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt còn ít.
Để bảo đảm tính kế thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp tục tiến hành tốt việc rà soát lại quy hoạch trên cơ sở đánh giá cán bộ tại đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, qua kiểm điểm công tác hằng năm của từng cán bộ, và kết quả hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức và uy tín của cán bộ. Tỉnh thực hiện phương châm là coi trọng chất lượng cán bộ được quy hoạch, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ, bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()