Ðồng Nai thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao
Thừa Thiên - Huế trồng và bảo vệ rừng chống biển xâm thựcĐồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng, phát triển và dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp (KCN) với 30 KCN, có tổng diện tích 9.573 ha. Tính đến nay, các KCN ở Đồng Nai đã thu hút 1.130 dự án từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD và hơn 31.600 tỷ đồng, thu hút 375.260 lao động đang làm việc tại các KCN với hơn 60% là người ngoài tỉnh.Các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp.Từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo, chiếm hơn 50% GDP, từ khi nguồn vốn FDI và trong nước thu hút vào các KCN ở Đồng Nai thì cơ cấu kinh tế của tỉnh đã thay đổi rõ rệt với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông lâm nghiệp lần lượt là 57,9%, 31,5% và 10,6%. Các dự án đầu tư vào các KCN ở Đồng Nai đa dạng, quy mô...
Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng, phát triển và dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp (KCN) với 30 KCN, có tổng diện tích 9.573 ha. Tính đến nay, các KCN ở Đồng Nai đã thu hút 1.130 dự án từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD và hơn 31.600 tỷ đồng, thu hút 375.260 lao động đang làm việc tại các KCN với hơn 60% là người ngoài tỉnh.
Các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp.
Từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo, chiếm hơn 50% GDP, từ khi nguồn vốn FDI và trong nước thu hút vào các KCN ở Đồng Nai thì cơ cấu kinh tế của tỉnh đã thay đổi rõ rệt với tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông lâm nghiệp lần lượt là 57,9%, 31,5% và 10,6%. Các dự án đầu tư vào các KCN ở Đồng Nai đa dạng, quy mô và công nghệ ngày càng hiện đại, đóng góp hơn 40% GDP, hơn 90% kim ngạch xuất khẩu; năm 2010 doanh thu của các KCN đạt gần 10 tỷ USD.
Để cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, hiện đại vào năm 2015 và là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Đồng Nai tiếp tục chú trọng lựa chọn đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường. Tỉnh cũng ưu tiên phát triển các loại hình thương mại dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ để cùng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam hình thành đồng bộ các loại hình thị trường; đồng thời quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ người lao động trong các KCN.
Vùng cát ven biển Thừa Thiên – Huế nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát chảy là mối đe dọa thường xuyên, dẫn đến đất trồng bị nhiễm mặn, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng…
Để góp phần ngăn chặn tình trạng này, từ năm 2011 đến 2015, tỉnh tiếp tục chú trọng quản lý, bảo vệ 12 nghìn ha rừng vùng cát ven biển hiện có, trồng mới 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá, với các loại cây trồng như phi lao, keo chịu hạn, keo lưỡi liềm và cây ngập nước. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển rừng vùng cát ven biển và đầm phá chống biển xâm thực cho giai đoạn này ở tỉnh là gần 20 tỷ đồng, từ nguồn vốn Nhà nước; vốn chương trình dự án JIPPRO do Trung tâm xúc tiến và hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ; vốn trồng cây phân tán hằng năm của tỉnh; vốn bảo vệ nâng cấp đê điều, phòng, chống thiên tai để đầu tư, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở.
Hiện, các địa phương ven biển tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hình thành tuyến rừng phòng hộ ven biển chạy dài từ Phú Lộc đến Quảng Điền, chủ yếu là rừng cây phi lao và các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu, dứa dại… góp phần đa dạng hóa thành phần loài cho thảm thực vật vùng cát phòng hộ ven biển. Ngoài việc chống sạt lở, các loài cây trồng này nếu được trồng tập trung còn góp phần chống tình trạng sa mạc hóa vùng đất cát ven biển; tạo cảnh quan sinh thái thuận lợi cho môi trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()