Ðồng Nai phát triển công nghiệp phụ trợ
Các doanh nghiệp giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hằng năm phải nhập khẩu số lượng lớn các linh kiện phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ (CNPT) được xem là "chìa khóa" để thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, CNPT ở Đồng Nai vẫn đang phát triển chậm so với yêu cầu thực tế, phần lớn sản phẩm CNPT vẫn phải nhập khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng nhập siêu lớn, làm mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu hằng năm.Tìm hướng đi cho CNPT để giúp kinh tế Đồng Nai phát triển đi vào chiều sâu, là điều kiện then chốt để địa phương phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.Tìm hiểu nguyên nhânMột trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ nhập siêu và giảm sức hút từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua chính là do CNPT phát triển chậm. Đồng Nai đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu thiết bị, máy móc, linh kiện các loại, nguyên liệu thức ăn gia súc... Điều này cho thấy, các ngành công nghiệp...
Các doanh nghiệp giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hằng năm phải nhập khẩu số lượng lớn các linh kiện phụ trợ. |
Tìm hướng đi cho CNPT để giúp kinh tế Đồng Nai phát triển đi vào chiều sâu, là điều kiện then chốt để địa phương phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.
Tìm hiểu nguyên nhân
Một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ nhập siêu và giảm sức hút từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua chính là do CNPT phát triển chậm. Đồng Nai đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu thiết bị, máy móc, linh kiện các loại, nguyên liệu thức ăn gia súc… Điều này cho thấy, các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, trong nhiều năm qua, mức nhập siêu ở Đồng Nai luôn ở mức cao hơn một tỷ USD, riêng năm 2011, nhập siêu tới 1,278 tỷ USD.
Từ nhiều năm nay, vấn đề nhập siêu đã được quan tâm phân tích, mổ xẻ để vạch ra chiến lược, hướng đi đúng. Theo đó, nhập siêu tập trung ở khu vực các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm tỷ trọng hơn 95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất. Nhiều ngành công nghiệp của DN FDI như: hàng điện tử, may mặc, giày dép… tuy có giá trị kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hàng nhập khẩu nên tạo ra giá trị gia tăng thấp. Qua đợt khảo sát của Sở Công thương Đồng Nai mới đây cho thấy, tại nhiều DN trong nước và DN FDI chuyên sản xuất, lắp ráp, các DN hoạt động lâu năm trong ngành CNPT còn nhiều vấn đề phải làm nếu muốn công nghiệp Đồng Nai đi vào chuyên môn hóa. Có rất nhiều mặt hàng tưởng như đơn giản nhưng vẫn phụ thuộc vào nước ngoài như: đinh đóng giày, khuy áo… bởi ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng chưa được quan tâm tạo điều kiện cho các DN trong nước tham gia đầu tư nhằm góp phần hạn chế nhập khẩu.
Điển hình như Công ty Spifire Controls Vietnam, 100% vốn Hoa Kỳ (KCN Amata, TP Biên Hòa, Đồng Nai) chuyên lắp ráp mạch điện tử điều khiển xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, các loại thiết bị đơn giản như: vỏ nhựa, bao bì, các chi tiết cơ khí… vẫn phải nhập từ Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Xin-ga-po…, dù DN rất muốn nội địa hóa hoàn toàn sản phẩm của mình để giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh điều này khó thực hiện được vì các DN trong nước không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Đánh giá của Công ty TNHH một thành viên An Thành Phát thuộc Công ty CP Trường Hải (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa) cho thấy, mặc dù đứng đầu trong các dây chuyền lắp ráp ô-tô trong nước về tỷ lệ nội địa hóa, nhưng thực tế ngành CNPT cho sản xuất lắp ráp ô-tô tại Đồng Nai còn quá yếu, thiếu đồng bộ từ nhóm cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử, cao-su…, buộc DN phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các DN chuyên sản xuất mặt hàng điện tử, điện gia dụng cho rằng, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm hiện nay rất thấp. DN sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được các sản phẩm như chân đế, nắp đậy, khay đựng… chiếm không quá 30% giá thành, còn hàng chục linh kiện khác đều phải nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái-lan. Qua đợt khảo sát này, các DN đề nghị Nhà nước tạo điều kiện tập trung phát triển CNPT, hỗ trợ công nghiệp trong nước phát triển theo chuỗi khép kín. Đây là điều kiện quan trọng để tăng sức cạnh tranh của DN trong nước với các DN trên thế giới. Chính vì CNPT trong nước vừa yếu lại thiếu nên các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như châu Âu và châu Mỹ chưa mặn mà tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các KCN ở Đồng Nai. Theo các nhà đầu tư nước ngoài, nếu ngành CNPT không cải thiện, Đồng Nai sẽ khó lòng thu hút đầu tư.
Muốn giảm nhập siêu phải phát triển CNPT
Để giảm tình trạng nhập siêu cần phải có tầm nhìn chiến lược trong việc hoạch định các chính sách thúc đẩy gia tăng sản xuất nguyên phụ liệu hỗ trợ cho công nghiệp. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các DN vừa và nhỏ tham gia phát triển ngành CNPT, từ đó tạo ra chuỗi giá trị mới, tạo lợi thế cạnh tranh cho các DN trong nước. Theo báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Đồng Nai, dù ngành công nghiệp của địa phương có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng ngành CNPT phát triển chưa tương xứng nên chưa tạo được động lực để phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thu hút đầu tư có dấu hiệu chững lại, chỉ mới lấp đầy 61% diện tích của 30 KCN trong toàn tỉnh.
Trên cơ sở những đòi hỏi thực tế của các DN trên địa bàn, mới đây, tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo trình Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xin thành lập bốn phân khu trong các KCN hiện có để thu hút DN đầu tư CNPT, gồm KCN Giang Điền, Nhơn Trạch 6, An Phước và Long Đức. Nếu được phê duyệt, các phân khu này dự kiến sẽ tập trung phát triển ngành CNPT một cách chuyên sâu với những cơ chế ưu đãi tương ứng. Theo đó, tỉnh Đồng Nai không khuyến khích ồ ạt đầu tư CNPT một cách dàn trải mà xác định ở ba ngành mũi nhọn là: cơ khí, điện – điện tử và dệt may – giày dép. Đây được xem là những ngành có thị trường, có điều kiện để phát triển CNPT vì thực tế sản xuất đang đòi hỏi rất nhiều loại linh kiện, chi tiết hỗ trợ do còn phụ thuộc hoàn toàn nước ngoài. Bên cạnh đó, tỉnh đang mời gọi một số DN FDI lớn đầu tư vào Đồng Nai nhằm kéo theo các DN vệ tinh sản xuất các linh kiện phụ trợ đi kèm, vừa cung ứng linh kiện cho các DN trong tỉnh, vừa xuất khẩu.
Tại các buổi xúc tiến với các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, để xác định lộ trình và bước đi trong phát triển CNPT đúng hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vào đầu tư, tỉnh đã đề ra một số chương trình, trong đó có việc xây dựng KCN dành riêng cho ngành CNPT. Trước mắt, sẽ tạo ra những tiểu khu trong các KCN đang hoạt động để phát triển CNPT. Đồng thời, cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các DN tham gia đầu tư vào ngành này. Để cụ thể hóa quan điểm trên, các công ty kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh đang gấp rút hoàn chỉnh hạ tầng, trong đó có phân khu dành riêng cho các DN CNPT. Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Sonadezi Chu Thanh Sơn cho biết: Đã dành 100 ha đất trong các KCN để thành lập phân khu riêng nhằm thu hút các DN vừa và nhỏ đầu tư lĩnh vực CNPT tại huyện Trảng Bom. Phân khu này được xây dựng dựa trên những yêu cầu của các DN và Sonadezi cố gắng quảng bá, cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách ưu đãi để các nhà đầu tư biết.
Do sự phát triển CNPT còn chậm, đã có nhiều DN ở Đồng Nai bỏ hàng chục tỷ đồng để đầu tư dây chuyền, nhà xưởng sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất cho DN mình. Công ty An Phú Thịnh (huyện Trảng Bom) từ một DN thường xuyên phải nhập khẩu sợi từ nước ngoài để làm găng tay xuất khẩu, đã quyết định đầu tư nhà xưởng kéo sợi. Hiện nay, DN không còn phải nhập khẩu sợi, mà còn dành 40% lượng sợi sản xuất để cung cấp cho các DN khác.
Theo Nhandan
Ý kiến ()