Động lực mới trong hoạt động công đoàn
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, hình thành ngày càng đông bộ phận công nhân trí thức, đã và đang phát huy vai trò của mình và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước với những thành tựu đáng ghi nhận.
Tháng Công nhân năm nay với chủ đề: “Đoàn kết công nhân Triển khai nghị quyết”, tổ chức công đoàn các cấp tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả, đồng thời, tổ chức đồng loạt một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm, tạo sức lan tỏa rộng lớn. Đó là Chương trình “Đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống”; “Đối thoại tháng 5”; “Cảm ơn người lao động”…
Trong tháng 4 và tháng 5, từ trung ương đến địa phương các bộ, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị kinh tế đã quan tâm tuyên truyền, quán triệt, học tập và triển khai nghị quyết đại hội công đoàn các cấp, Nghị quyết Đại hội VI Công đoàn Viên chức Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 gắn với tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật mới liên quan đến quyền lợi đoàn viên, người lao động.
Nội dung quan trọng của Tháng Công nhân được đề cập là công đoàn phối hợp tổ chức để người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động các cấp gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, người lao động theo Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” phù hợp điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Các nội dung hoạt động thiết thực, quan tâm hướng về cơ sở, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của tổ chức, đơn vị, công nhân, người lao động được đánh giá cao, nhận được sự hưởng ứng, tham gia tại nhiều nơi, như các sự kiện tổ chức chương trình “Cảm ơn người lao động”.
Nội dung quan trọng của Tháng Công nhân được đề cập là công đoàn phối hợp tổ chức để người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động các cấp gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, người lao động theo Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” phù hợp điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
|
Theo đó, các cấp công đoàn bố trí nguồn lực tài chính công đoàn, huy động các nguồn lực xã hội và người sử dụng lao động để tổ chức tri ân đoàn viên, người lao động có thành tích trong công tác, lao động sản xuất, có nhiều đóng góp cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn...
Bên cạnh đó, các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động nâng cao nhận thức, tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn, rà soát giới thiệu đoàn viên ưu tú để cấp ủy đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các cấp công đoàn phối hợp lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao gắn với Lễ phát động, hưởng ứng Tháng Công nhân-Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Vấn đề được mỗi công nhân, người lao động quan tâm nhiều nhất, đó là, phát huy tinh thần bất diệt của Ngày Quốc tế Lao động 1/5, lãnh đạo tổ chức công đoàn các cấp, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động.
Cần có bước đổi mới, sáng tạo, hấp dẫn hơn trong tổ chức, hoạt động, xuất phát từ nhu cầu công nhân, người lao động. Trong từng cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và nói rộng hơn trong toàn xã hội đoàn kết, chung tay xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh.
Nội dung quan trọng khác là phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động hăng say “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, ngành và của đất nước. Từ những hoạt động này giúp tạo động lực, khuyến khích người lao động khu vực phi chính thức, khu vực ngoài nhà nước nâng cao nhận thức, tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn, qua đó tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở.
Tháng Công nhân với nhiều hoạt động lan tỏa cũng cần mang lại kết quả thiết thực, có thể định lượng trong bảo đảm việc làm và cải thiện thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động. Để có được điều đó, tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ, chăm lo đời sống việc làm, lương, thưởng, phúc lợi, quan tâm xây dựng, ký kết mới thỏa ước lao động tập thể, bổ sung các bản thỏa ước lao động tập thể theo hướng ngày càng có lợi hơn cho người lao động. Quan tâm thực hiện thật tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân, người lao động, nhất là những người lao động trực tiếp sản xuất, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ngay từ cơ sở.
Từ thực tiễn trao đổi, khảo sát tại các địa phương vừa qua, nhiều ý kiến đề đạt từ công đoàn cơ sở kiến nghị, bên cạnh việc tổ chức đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tiếp tục đề xuất, phối hợp tổ chức chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7 với công nhân lao động tại địa phương, chung quanh các dự án Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và những nội dung thời sự hiện nay được cử tri công nhân, người lao động đặc biệt quan tâm.
Ý kiến ()