Ðộng lực mới của thành phố trẻ Cần Thơ
Trong ngày đầu tiên của năm 2011, niềm vui mới đến với người dân Cần Thơ là việc khánh thành Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. Ngoài chuyên chở khách nội địa, theo kế hoạch năm 2011, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ sẽ khai thác các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước trong khu vực Đông - Nam Á.Đây là một trong bốn cảng hàng không quốc tế của cả nước, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong tiến trình công nghiệp hóa của Cần Thơ nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Cùng với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, tới đây khi kênh tắt Quan Chánh Bố đào xong, Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu lớn vào vận chuyển hàng hóa, rồi đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Qua TP Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long kết nối với các trung tâm đô thị lớn của cả nước như TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và quốc...
Đây là một trong bốn cảng hàng không quốc tế của cả nước, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trong tiến trình công nghiệp hóa của Cần Thơ nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Cùng với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, tới đây khi kênh tắt Quan Chánh Bố đào xong, Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu lớn vào vận chuyển hàng hóa, rồi đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Qua TP Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long kết nối với các trung tâm đô thị lớn của cả nước như TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và quốc tế bằng đường hàng không, hàng hải và đường bộ.
Đầy ắp những niềm hứng khởi với người dân TP Cần Thơ trong năm 2010. Lễ hội thủy sản Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Cần Thơ trùng với ngày khánh thành cầu Cần Thơ thật sự là một ngày hội của vùng sông nước, miệt vườn Nam Bộ, thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Thênh thang chiêm ngưỡng chiếc cầu dây văng dài nhất khu vực Đông – Nam Á lung linh trên sông Hậu, Cần Thơ như bề thế hơn, huyền ảo hơn. Đó là sự thăng hoa của một thành phố trẻ đóng vai trò động lực vùng ĐBSCL, từng bước xác lập vị thế trung tâm vùng qua những điểm nhấn trung tâm về công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, tài chính, khoa học, văn hóa, xã hội đang từng bước lan tỏa tới các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, những điều tâm đắc trong 5 năm qua. Đó là, Đảng bộ luôn đoàn kết, nhất trí, vượt qua mọi khó khăn thách thức, giành được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố duy trì ở mức khá cao (tăng bình quân 15,13%/năm, cao nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL), bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới… Hoạt động liên kết hợp tác, đối ngoại và kinh tế đối ngoại có nhiều chuyển biến tích cực, quan hệ quốc tế được mở rộng. Mối quan hệ tác động qua lại giữa TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng cũng ngày càng phát triển. Những công trình giao thông được Trung ương đầu tư và thành phố cùng phối hợp thực hiện, đã đưa TP Cần Thơ tiến một bước dài trên con đường trở thành đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, chuẩn bị mở ra thời kỳ mới: thời kỳ tăng tốc và có những đột phá cho TP Cần Thơ nói riêng và các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung. Đến nay, Cần Thơ đã hình thành được các trung tâm theo định hướng của Nghị quyết 45-NQ/T.W Đáng chú ý, giá trị sản lượng công nghiệp luôn đứng đầu khu vực ĐBSCL. Trung tâm thương mại – dịch vụ, bưu chính viễn thông, tài chính – ngân hàng của thành phố đang phát triển nhanh so với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, với hơn 50 chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng, 210 phòng giao dịch, cùng với sự hiện diện của 10 công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính có uy tín trong và ngoài nước, có năm siêu thị. Ngoài Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, thành phố đang đầu tư Viện Công nghệ sinh học, cùng với hệ thống phòng thí nghiệm của Trường đại học Cần Thơ, cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Cần Thơ là trung tâm công nghệ sinh học của vùng. Các nhà khoa học tại Trung tâm giống Đại học Cần Thơ, Viện lúa Ô Môn luôn đi đầu trong nghiên cứu giống lúa mới phục vụ cho xuất khẩu. Nhiều quy trình công nghệ và mô hình canh tác đã được chuyển giao cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Bởi vậy nói đến nông nghiệp Cần Thơ là nói đến trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, là nơi khởi đầu của việc lai tạo giống lúa mới. Các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản tại các khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Cần Thơ với đội ngũ cán bộ quản lý khá năng động, luôn đổi mới công nghệ, nắm bắt thị trường quốc tế, từng bước đảm trách vai trò đầu mối thu mua, chế biến và xuất khẩu lương thực cho cả địa bàn. Mới đây, Trường đại học Cần Thơ liên kết với Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, đề xuất Chương trình Tam nông với năm dự án đã được Chính phủ phê duyệt.
Điểm nổi trội của TP Cần Thơ vẫn là giáo dục, mà tâm điểm là Trường đại học Cần Thơ. Số ngành nghề đào tạo của trường là 120 ngành, chuyên ngành (trong đó bảy chuyên ngành nghiên cứu sinh, 32 chuyên ngành cao học), loại hình đào tạo liên thông, văn bằng hai ngày càng mở rộng. Ngoài bề dày thành tích của Trường đại học Cần Thơ, trong 5 năm qua Cần Thơ có thêm Trường đại học Y dược Cần Thơ, Trường đại học Tây Đô, những trường đang xây dựng như Đại học Kiến trúc, chuẩn bị thành lập như Đại học Khoa học và Công nghệ. Cần Thơ thích hợp cho việc hợp tác phát triển công nghệ thông tin trong vùng, hợp tác phát triển mạng lưới đào tạo trong vùng và hợp tác xây dựng trung tâm đào tạo quốc tế chất lượng cao vùng ĐBSCL. Việc quy hoạch xây dựng Trường đại học Quốc tế tại TP Cần Thơ đang được triển khai. Điểm nhấn của Cần Thơ về giáo dục-đào tạo trong 5 năm gần đây chính là việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Khởi xướng từ Đại học Cần Thơ qua Chương trình Mekong 1.000 đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài cho ĐBSCL, UBND thành phố Cần Thơ có đề án đào tạo ở nước ngoài đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ sau đại học với các chuyên ngành gắn liền với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, góp phần xây dựng TP Cần Thơ là trung tâm văn hóa – khoa học – kỹ thuật của vùng ĐBSCL.
Năm năm trở lại đây, gần nhất là hai năm nay, Cần Thơ xác lập được sự bề thế của một đô thị trung tâm, đa chức năng, lan tỏa tới các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Theo Nhandan
Ý kiến ()