Đồng hành cùng nông dân cùng cao xoá đói, giảm nghèo
Từ nguồn vốn vay của chi nhánh Ngân hàng CSXH, anh Vũ Hữu Chính ở xã Đông Lai, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) nuôi 20 đến 30 con lợn, cho thu nhập 40 triệu đồng/năm.Đồng hành cùng nông dân vùng cao xóa đói, giảm nghèoTừ nguồn vốn vay ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua, nhiều hộ nghèo ở vùng cao Hòa Bình đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hòa Bình thật sự là người bạn đồng hành trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu 'bảo đảm an sinh xã hội' mà Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã nêu đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn ở Hòa Bình.Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hòa Bình Vũ Đình Đoài cho biết, những năm qua chi nhánh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức làm việc để...
|
Đồng hành cùng nông dân vùng cao xóa đói, giảm nghèo
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua, nhiều hộ nghèo ở vùng cao Hòa Bình đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hòa Bình thật sự là người bạn đồng hành trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu 'bảo đảm an sinh xã hội' mà Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã nêu đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn ở Hòa Bình.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hòa Bình Vũ Đình Đoài cho biết, những năm qua chi nhánh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức làm việc để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đảm nhận cho vay mười chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ với tổng dư nợ tính đến hết tháng 5-2011 ước đạt 1.276 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch cả năm. Mạng lưới giao dịch của chi nhánh đã phủ rộng tới mọi địa bàn với 208 điểm giao dịch ở tất cả 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Từ nguồn vốn được phân bổ hằng năm, chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với các hộ nghèo và đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn, cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình… Từ đầu năm đến nay, chi nhánh đã cho khoảng 13 nghìn lượt hộ nghèo và 4.061 hộ dân vùng khó khăn vay vốn để sản xuất, kinh doanh đưa tổng số khách hàng còn dư nợ lên 130 nghìn hộ với tổng dư nợ 489 tỷ đồng. Nhờ đó, hàng chục nghìn hộ dân vùng cao Hòa Bình đã thoát nghèo, mở rộng sản xuất, kinh doanh, từng bước cải thiện cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra chi nhánh còn cho hơn 12 nghìn HSSV vay vốn để đi học và 6.348 hộ dân có khó khăn về nhà ở vay vốn làm nhà, góp phần ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn. Tổng dư nợ của hai đối tượng này là 365 tỷ đồng. Hiện chi nhánh còn 43 tỷ đồng sẵn sàng cho HSSV vay trong học kỳ một của năm học tới.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong mười chương trình tín dụng do chi nhánh thực hiện thì việc cho các hộ nghèo vay vốn vẫn là chương trình chủ đạo và đạt hiệu quả cao. Điều đáng ghi nhận là trong quá trình triển khai cho vay vốn tại địa phương này đều có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của 2.760 tổ trưởng vay vốn tại các thôn, bản. Lực lượng này được xem như là 'cánh tay nối dài' của chi nhánh và là cầu nối giữa ngân hàng với các hộ vay vốn. Trước mỗi đợt vay vốn, các tổ trưởng đều cho họp tổ để bình xét những người được vay vốn. Ai có khó khăn và cần vốn thì được vay trước. Gia đình anh Bùi Văn Bôi, ở xóm Vôi, xã Mường Vôi, là một trong những hộ điển hình trong phát triển kinh tế nhờ vay vốn Ngân hàng CSXH ở huyện Lạc Sơn. Anh Bôi cho biết, những năm trước đây, dù rất cố gắng làm ăn nhưng cuộc sống gia đình anh vẫn khó khăn. Cách đây ba năm, nhờ được vay mười triệu đồng với lãi suất 0,9%/tháng từ Chi nhánh Ngân hàng CSXH, anh đã đầu tư vào chăn nuôi lợn, trâu, bò. Hiện trong chuồng nhà anh có hai lợn nái và năm con trâu. Mỗi năm hai con lợn nái cho khoảng 45 con lợn con, anh giữ lại 10 con nuôi bán thịt, còn lại là bán giống. Với ba con trâu nái, cứ ba năm nhà anh có thêm bốn nghé con để nuôi bán thịt. Cùng với chăn nuôi, gia đình anh Bôi còn trồng lúa nước và ngô. Anh tận dụng nguồn ngô nhà trồng được để làm thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại có nguồn phân chuồng làm phân bón cho lúa và ngô. Anh Bùi Văn Bôi phấn khởi chia sẻ: 'Hiện mỗi năm, gia đình tôi thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Dù dư sức trả nợ ngân hàng, nhưng năm nào tôi cũng như nhiều hộ trong xóm đều đáo nợ rồi vay tiếp để mở rộng phát triển sản xuất hơn nữa'.
Đối với Chương trình giải quyết việc làm, chi nhánh thường ưu tiên những doanh nghiệp có khả năng tạo việc làm mới cho lao động tại chỗ. Thí dụ, chi nhánh đã cho Công ty TNHH Phương Huyền ở TP Hòa Bình vay 400 triệu đồng để mở cơ sở thu mua và chế biến chè Shan tuyết ở xã Pà Cò (huyện Mai Châu). Vì vậy bà con người Mông ở Pà Cò đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng với hơn 50% số hộ trong xã trồng với khoảng 36 ha chè. Trong năm 2010, thu nhập từ 36 ha chè Shan tuyết và hơn 1.000 cây chè cổ thụ ở núi Pà Háng đạt gần bảy tỷ đồng chiếm hơn một phần ba tổng nguồn thu của người dân toàn xã, kinh tế của xã dần ổn định.
Theo Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng Đặng Hoàng Hoán khi người dân có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất luôn được chi nhánh giải quyết. Hầu hết nguồn vốn đều được sử dụng khá hiệu quả, nhiều hộ đã đầu tư vào các mô hình kinh tế như: Phát triển sản xuất; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rừng. Từ nguồn vốn vay này nhiều hộ đã ổn định cuộc sống, vươn lên làm ăn khá, có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố, sắm mới các trang thiết bị sinh hoạt như ti-vi, xe máy… Hiện toàn tỉnh có 2.760 tổ vay vốn, với tổng dư nợ khoảng 150 tỷ đồng. Đáng mừng là tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh chỉ còn 0,5%. Bên cạnh đó, chi nhánh còn triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Chủ trương này nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo làm quen với tín dụng, tài chính, qua đó có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có, tạo thêm nguồn vốn để mở rộng việc cho vay trên địa bàn toàn tỉnh.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua nhiều hộ nghèo ở vùng cao Hòa Bình đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống làm cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hòa Bình thật sự là người bạn đồng hành trong công cuộc XĐGN và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu 'bảo đảm an sinh xã hội' mà Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã nêu đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn ở Hòa Bình.
Theo Nhandan
Ý kiến ()