Ðồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ
Đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam, sự đồng thuận, nỗ lực thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ chính là trách nhiệm, góp sức cùng các cấp, các ngành và nhân dân cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội mà Chính phủ đề ra. Với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng DN, doanh nhân, hiệp hội DN và người sử dụng lao động ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã và đang triển khai một loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ các DN thực hiện có hiệu quả nghị quyết này.Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động DN, doanh nhân hưởng ứng và tích cực triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ.VCCI tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP tới cộng đồng DN, đặc biệt thông qua mạng lưới các hiệp hội DN nhằm tạo...
Đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam, sự đồng thuận, nỗ lực thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ chính là trách nhiệm, góp sức cùng các cấp, các ngành và nhân dân cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội mà Chính phủ đề ra. Với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng DN, doanh nhân, hiệp hội DN và người sử dụng lao động ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã và đang triển khai một loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ các DN thực hiện có hiệu quả nghị quyết này.
Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động DN, doanh nhân hưởng ứng và tích cực triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ.
VCCI tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP tới cộng đồng DN, đặc biệt thông qua mạng lưới các hiệp hội DN nhằm tạo sự đồng thuận, đồng thời hướng dẫn và vận động các DN tự nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động của DN một cách thiết thực, cụ thể. VCCI chú trọng thúc đẩy quá trình minh bạch hóa thông tin, đặc biệt là các thông tin về kinh tế vĩ mô và những định hướng chính sách của Chính phủ thông qua các hoạt động tăng cường đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng DN.
Hai là, xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ DN thực hiện tái cấu trúc, hỗ trợ phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.
Chương trình này xác định tầm nhìn, định hướng chiến lược, mục tiêu kinh doanh và quản trị của DN trong điều kiện hội nhập; triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN, nhất là đào tạo quản trị kinh doanh cao cấp cho giám đốc, quản lý điều hành DN; nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc, các thực tiễn kinh doanh tốt; hỗ trợ, chắp mối các hoạt động đầu tư chuyển giao công nghệ cho DN. Kiến nghị Chính phủ có chính sách hợp lý, thuận lợi và thật sự khuyến khích các DN đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tiếp tục thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa thông qua các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, tư vấn, giúp DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng, mặt bằng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Triển khai các biện pháp trợ giúp DN tiếp cận thị trường trong nước và ngoài nước, đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ và tăng cường liên kết DN. Đẩy mạnh Chương trình khởi nghiệp tại các địa phương để hỗ trợ thanh niên, sinh viên, các hộ kinh tế cá thể, gia đình có đủ kiến thức cần thiết thành lập DN. Phát động phong trào nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ, phong trào năng suất trong các DN cùng với việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí.
Ba là, hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu để lành mạnh hóa cán cân thương mại và phát triển thị trường nội địa.
VCCI tham gia cùng các cơ quan nghiên cứu, thống kê để xác định, phân loại khu vực, lĩnh vực kinh tế, dự án đầu tư có chỉ số ICOR cao, hiệu quả kinh tế kém, xác định rõ nguyên nhân để đề xuất về cơ chế, chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý, nhất là cơ quan quản lý vốn và phân bổ nguồn lực Nhà nước.
Hỗ trợ DN tìm các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt trước những diễn biến phức tạp mới đây của thị trường Nhật Bản, Trung Đông, Bắc Phi; nghiên cứu các ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do để tận dụng tối đa ưu thế xuất khẩu, nâng cao công tác dự báo, nghiên cứu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Phối hợp Hiệp hội ngân hàng vận động các ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Phối hợp các cơ quan Chính phủ và các hiệp hội DN vận động DN và áp dụng các biện pháp cần thiết không nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ… Xây dựng chương trình phối hợp các hiệp hội DN, các tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước rà soát các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng nhập siêu. Phối hợp các hiệp hội DN tuyên truyền, vận động các DN tăng cường liên kết theo ngành hàng, lĩnh vực, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau để phát triển thị trường nội bộ trong các DN.
Bốn là, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nắm bắt kịp thời thực trạng và kiến nghị của DN, nhất là tập hợp thông qua các hiệp hội DN về thực tế khó khăn của DN, đánh giá của DN và người dân về điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ trong tình hình hiện nay và những kiến nghị cụ thể của cộng đồng DN để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giảm chi phí hành chính và chi phí đầu vào. Tiếp tục duy trì việc không thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O) để giảm chi phí cho DN. Các kiến nghị của cộng đồng DN về những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh và ổn định kinh tế vĩ mô cần được tập hợp thường xuyên, xác định mức độ quan trọng, ưu tiên, phân loại theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và gửi chính thức bằng văn bản tới Chính phủ và các cơ quan Chính phủ và có cơ chế theo dõi mức độ phản hồi và giải quyết kiến nghị của DN.
Năm là, tham mưu cho Chính phủ thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN.
Tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu, điều tra và công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Báo cáo năng lực xây dựng và thực thi pháp luật của các bộ, ngành, Báo cáo doanh nghiệp, Báo cáo về quan hệ lao động hằng năm để đề xuất các giải pháp với Chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh. Hợp tác với cơ quan, viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài nghiên cứu tập quán, điển hình, kinh nghiệm kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô tốt của các nước trong khu vực để có kiến nghị về quy trình nghiên cứu và ban hành chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động của DN… Tích cực tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát, tháo gỡ những rào cản về thủ tục hành chính gây cản trở cho DN. Tiếp tục phối hợp với bộ, ngành, địa phương, hiệp hội DN rà soát và bãi bỏ các giấy phép con, kiến nghị giảm thiểu và bãi bỏ các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như: thuế, hải quan, đất đai, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu…
Sáu là, phát động phong trào thi đua sâu rộng trong cộng đồng DN hưởng ứng và thực hiện tốt Nghị quyết 11/NQ-CP gắn với việc thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' và Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' nhằm phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong cộng đồng DN, doanh nhân, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()