Ðóng góp ý kiến vào những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành, đoàn thể phụ trách
Ngày 29-1 tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (UBĐN) tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự hội nghị, có Chủ nhiệm UBĐN Trần Văn Hằng; các cán bộ lão thành trong công tác đối ngoại; thành viên UBĐN; các đồng chí nguyên lãnh đạo UBĐN qua các nhiệm kỳ, những người làm công tác nghiên cứu.Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: việc thể chế hóa đường lối đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê chuẩn điều ước, sự phù hợp giữa các quy định về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; vai trò của Quốc hội và sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong việc thực...
Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: việc thể chế hóa đường lối đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê chuẩn điều ước, sự phù hợp giữa các quy định về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; vai trò của Quốc hội và sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như kỹ thuật lập hiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp yêu cầu và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội nghị sẽ được Ủy ban Đối ngoại tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Đối ngoại gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15-3-2013 theo tiến độ của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
* Ngày 29-1 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong ngành thông tin và truyền thông.
Hội nghị đã quán triệt một số nội dung quan trọng đối với công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan thông tấn, báo chí; công tác tổ chức lấy ý kiến trong toàn ngành. Cụ thể: Các ý kiến đóng góp được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cần bảo đảm khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng; cần tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không chân thực; tuyên truyền nhằm hướng tới mục tiêu vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo, làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến đóng góp được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp… Ngoài việc tổ chức nghiên cứu, xem xét thảo luận toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong toàn ngành tập trung thảo luận kỹ hơn các vấn đề liên quan đến vai trò trách nhiệm của bộ, địa phương trong các chế định của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến ngành thông tin và truyền thông…
* Sáng 29-1, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội thảo góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham gia của đại diện phụ nữ cao tuổi, nữ thanh niên, nữ doanh nhân.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến về tổng thể Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tham gia góp ý kiến sâu hơn vào các điều, khoản trọng tâm liên quan trực tiếp đến các vấn đề của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới; một số điều liên quan vai trò, vị thế của Hội LHPN trong xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Đồng thời, lấy phiếu về dự kiến những nội dung tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Hội LHPN Việt Nam.
Theo Nhandan
Ý kiến ()