Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Tấm gương sáng về đạo đức cách mạng
Ngày 15/6, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của đồng chí (15/6/1896 – 15/6/2011). Tọa đàm khoa học “Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Cuộc đời và sự nghiệp”PGS. TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì cuộc Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có đồng chí Hồ Đức Việt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đại diện gia đình và các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Đồng chí Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự sinh ngày 15/6/1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Được sự hun đúc của vùng quê “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống yêu nước bất khuất, chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương vì nước, vì dân của ông...
Ngày 15/6, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Đồng chí Hồ Tùng Mậu – Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của đồng chí (15/6/1896 – 15/6/2011).
Tọa đàm khoa học “Đồng chí Hồ Tùng Mậu – Cuộc đời và sự nghiệp” |
PGS. TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì cuộc Tọa đàm.Tham dự Tọa đàm có đồng chí Hồ Đức Việt – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đại diện gia đình và các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Đồng chí Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự sinh ngày 15/6/1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Được sự hun đúc của vùng quê “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống yêu nước bất khuất, chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương vì nước, vì dân của ông nội và người cha thân yêu, Hồ Bá Cự đã sớm có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Từ đầu năm 1920, Hồ Tùng Mậu thoát ly gia đình, để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ ở nhà với lời nhắn nhủ của một người trai đầy nghĩa khí “ Con đi làm việc nước cũng là để báo hiếu với gia đình…”. Người thanh niên yêu nước Hồ Tùng Mậu đã lựa chọn con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Các nhà khoa học dự Tọa đàm đã làm rõ quá trình đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin của đồng chí Hồ Tùng Mậu là con đường của sự phát triển biện chứng và tất yếu. Trong thế hệ những thanh niên yêu nước từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Tùng Mậu như người anh cả về tuổi tác, cả về kinh nghiệm hoạt động. Được tiếp xúc, học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, những hoạt động cách mạng của Hồ Tùng Mậu càng năng động và có hiệu quả.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu là người nhạy bén trước tình thế. Sự nhạy bén đó đã làm thất bại âm mưu của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, cứu thoát hai lãnh tụ lớn nhất của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí đã có nhiều đóng góp cho Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đầu năm 1930 diễn ra kịp thời an toàn và thành công.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896 – 1951) |
Người ta thấy ở đồng chí Hồ Tùng Mậu hình ảnh một người cộng sản với ý chí cách mạng vững vàng, kiên cường, một con người đậm chất nhân văn, am hiểu và trân trọng những giá trị văn hoá, một nhà lãnh đạo cận nhân tình.Suốt những năm làm Chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu IV, rồi giữ cương vị Tổng thanh tra Chính phủ, lão đồng chíHồ Tùng Mậu làm việc quên mình với tác phong chan hoà, bình dị và khảng khái. Đồng chí có uy tín lớn, được mọi người thân mật và kính cẩn gọi là “ cụ Mậu”. Dù ở cương vị nào, đồng chí Hồ Tùng Mậu cũng là một người cán bộ cương trực và trung hậu, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ với một trách nhiệm cao. Với phẩm chất cách mạng tốt đẹp cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, với tinh thần tận tuỵ, thanh liêm.
Chiều ngày 23/7/1951, khoảng 5 giờ chiều, trên đường đi công tác qua thị trấn Còng (Thanh Hoá), đoàn cán bộ của đồng chí Hồ Tùng Mậu bị máy bay giặc Pháp phát hiện và đuổi bắn. Người cán bộ lãnh đạo ngành Thanh tra Chính phủ đã hy sinh giữa lúc còn tràn đầy năng lực cống hiến.
Trọn cuộc đời cách mạng 31 năm không ngừng nghỉ, đồng chí Hồ Tùng Mậu từ một người yêu nước đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, “một cán bộ lão luyện” trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã thực sự là tấm gương trong sáng của người cộng sản: có lý tưởng cao cả, hoạt động nhiệt thành, phẩm chất kiên trung, trí tuệ mẫn tiệp, phong cách bình dị.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu là tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng nhân, nghiã, trí, dũng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tưnhư những tiêu chí đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân.
Cho đến phút cuối đời mình, đồng chí Hồ Tùng Mậu xứng đáng với lòng tin của nhân dân, của Đảng, của Hồ Chủ tịch. Đồng chí đã cống hiến trọn cuộc đời cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho Đảng, cho cách mạng.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()