Ngày 22-7, Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức họp sơ kết sáu tháng đầu năm. Đến hết tháng 6-2011, diện tích cá tra vùng ĐBSCL đạt 3.980 héc-ta, tăng gần 400 héc-ta so năm 2010, sản lượng thu hoạch gần 600 nghìn tấn, xuất khẩu hơn 300 nghìn tấn, kim ngạch 828 triệu USD, tăng 27% so cùng kỳ năm 2010...Tại hội nghị, đại diện người nuôi, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề cá vùng ĐBSCL cho rằng, để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, cần thực hiện tốt, triệt để liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ cá tra. Trong đó, ngành chức năng cần công khai, minh bạch đầu vào cá tra để xác định giá sàn thu mua cá nguyên liệu, giá sàn xuất khẩu bảo đảm người nuôi và doanh nghiệp có lãi.Nhiều công trình thiếu vốn thi côngSáu tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) gặp nhiều khó khăn do lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao.Tổng giá trị sản xuất kinh doanh sáu...
Ngày 22-7, Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức họp sơ kết sáu tháng đầu năm. Đến hết tháng 6-2011, diện tích cá tra vùng ĐBSCL đạt 3.980 héc-ta, tăng gần 400 héc-ta so năm 2010, sản lượng thu hoạch gần 600 nghìn tấn, xuất khẩu hơn 300 nghìn tấn, kim ngạch 828 triệu USD, tăng 27% so cùng kỳ năm 2010…
Tại hội nghị, đại diện người nuôi, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề cá vùng ĐBSCL cho rằng, để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, cần thực hiện tốt, triệt để liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ cá tra. Trong đó, ngành chức năng cần công khai, minh bạch đầu vào cá tra để xác định giá sàn thu mua cá nguyên liệu, giá sàn xuất khẩu bảo đảm người nuôi và doanh nghiệp có lãi.
Nhiều công trình thiếu vốn thi công
Sáu tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) gặp nhiều khó khăn do lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao.
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm đạt 31 nghìn 890 tỷ đồng, bằng 50% mức kế hoạch năm, tăng 13% so cùng kỳ, trong đó lĩnh vực xây lắp đạt 52% kế hoạch, sản xuất công nghiệp đạt 49% mức kế hoạch. Các sản phẩm đạt thấp bao gồm: gia công cơ khí, sản xuất và tiêu thụ xi-măng, phôi thép và điện thương phẩm. Phần lớn các công trình do tập đoàn thi công thiếu vốn thanh toán (nhất là Thủy điện Lai Châu, Huội Quảng) cho nên giá trị dở dang, công nợ lớn, vượt quá khả năng của các đơn vị. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản (hằng năm đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu cho tập đoàn) sáu tháng đầu năm đạt thấp do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến một số chỉ tiêu trong kế hoạch chưa đạt.
Hòa Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hòa Bình đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án với số vốn đăng ký 1.572 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 340 dự án, trong đó 19 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 124 triệu USD và 321 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 31 nghìn tỷ đồng. Tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 210 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 532 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 1.801 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 10.822 tỷ đồng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()