Ðồng bằng sông Cửu Long tập trung chống lũ
Đoàn viên, thanh niên tỉnh An Giang tham gia chống lũ, gia cố đê bao tại huyện Châu Thành. Ảnh: MỸ HẠNH Miền bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới * Ninh Thuận khánh thành Nhà cộng đồng phòng, tránh thiên taiTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nên ở khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh. Các tỉnh miền bắc hửng nắng ban ngày và se lạnh về đêm. Đến khoảng ngày 13, 14-10, miền bắc sẽ đón đợt không khí lạnh mới do ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh yếu. Trong khi đó, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên biển, các địa phương Trung Trung Bộ tiếp tục diễn ra mưa vừa đến mưa to.Mực nước trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên sẽ lên. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu...
|
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nên ở khu vực bắc và giữa Biển Đông cógió mạnh cấp 5, cólúc cấp 6, giật cấp 7 và cómưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh. Các tỉnh miền bắc hửng nắng ban ngày và se lạnh về đêm. Đến khoảng ngày 13, 14-10, miền bắc sẽ đón đợt không khí lạnh mới do ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh yếu. Trong khi đó, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên biển, các địa phương Trung Trung Bộ tiếp tục diễn ra mưa vừađến mưa to.
Mực nước trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên sẽ lên. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên cókhả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, cónơi trên báo động 2. Mực nước các sông ở Ninh Thuận, Bình Thuận xuống chậm; các sông khác ở Trung Bộ biến đổi chậm.
Tại Đà Nẵng, mưa lớn đã làm hàng trăm m3 đất đá trên đèo Đại La, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, sạt lở, tràn xuống các khu dân cư, lấp kín đường đi, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Đường giao thông nối trung tâm thành phố lên thôn Đại La, xã Hòa Sơn và hồ chứa nước dưới chân đèo rộng hơn 2.000 m2 bị lấp gần hết. Tại Phú Yên mưa lớn liên tục xảy ra trên địa bàn các huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh, khiến nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây chia cắt cục bộ. Trên tuyến ĐT 642 đoạn qua thị trấn La Hai, nước lũ dâng cao đã làm sạt lở nghiêm trọng tuyến đường tránh công trình cầu Sông Cô đang thi công, gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 9-10. Hiện tại nước qua cầu vẫn tiếp tục chảy xiết, gây sạt lở đoạn đường dẫn hai đầu cầu. Đơn vị thi công đã phải di dời tài sản, phương tiện ra khỏi vùng nguy hiểm và chờ nước rút mới khắc phục được.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, mực nước đầu nguồn vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên (TGLX) lên chậm. Trong một, hai ngày tới, mực nước tiếp tục lên. Đến ngày 13-10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 4,80 m (trên báo động (BĐ) 3 là 0,3 m); tại Châu Đốc lên mức 4,25 m (trên BĐ3 là 0,25 m); các trạm chính vùng ĐTM và TGLX lên mức BĐ3 cónơi trên BĐ3.
Nhằm giúp các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó khẩn cấp với tình hình mưa lũ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chuyển tiền mặt tổng trị giá 1,2 tỷ đồng cho bốn tỉnhbị ảnh hưởng nhiều nhất là: Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang để mua áo phao, gạo, thùng hàng gia đình, viên lọc nước… Trong khi đó tại An Giang, tỉnhđã chỉ đạo các địa phương trong những ngày tới tập trung cao điểm, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra 24/24 giờ, khẩn trương gia cố, tôn cao các đoạn đê bao, cống bọng trọng yếu. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnhsẽ thông báo thông tin về mực nước mỗi ngày, nhất là với thời tiết bất thường như hiện nay để chủ động đối phó kịp thời. Do ảnh hưởng lũ, diện tích đất bị sạt lở toàn tỉnhlà 25.653 m2, số nhà bị ảnh hưởng cần phải di dời là 572 hộ. Lũ đã làm sạt lở 21 cụm tuyến dân cư, trong đó bảy cụm sạt lở nghiêm trọng. Tổng diện tích mất trắng đến nay là 4.209,4 ha lúa và 241,4 ha cây màu các loại.
Tại Kiên Giang, các huyện đã huy động hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng bộ đội, biên phòng, công an và tình nguyện viên giúp dân thu hoạch gần 800 ha lúa hè thu muộn và hoa màu ở hai huyện Giang Thành và Kiên Lương. Các lực lượng cũng đang túc trực gia cố bờ bao giữ hàng trăm ha lúa hè thu và thu đông. Tỉnh đã xuất ngân sách trợ giúp từ 3-3,5 triệu đồng cho các gia đình cóngười bị chết; trợ giúp một triệu đồng cho các hộ phải di dời; trợ giúp 15 kg gạo/người/tháng cho các gia đình khó khăn. Đối với gần 1.000 ha lúa bị thiệt hại, ngành nông nghiệp đang triển khai các chính sách hỗ trợ theo quy định.
TỉnhVĩnh Long tiếp tục chỉ đạo các địa phương nạo vét, đắp bờ bao, sửa chữa gia cố cống đập. Khẩn trương thi công các công trình trọng điểm như kè sông Cổ Chiên; các hệ thống thủy lợi An Phước – Mỹ Phước, Nguyễn Văn Thảnh, kênh 19/5 (cống Bà Cai, cống Lưu Văn Liệt); các đê bao Rạch Sâu, Tích Thiện – Vĩnh Xuân, kênh Sa Cô, các đê bao cụm tuyến dân cư vượt lũ.
Hiện nay tỉnh Đồng Tháp cóhàng trăm ha diện tích lúa non phải thu hoạch chạy lũ. Tại huyện Cao Lãnh, cógần trăm ha lúa trong đê bao ở ấp 6, xã Gáo Giồng đang thu hoạch lúa non chạy lũ, năng suất giảm chỉ còn 2-4 tấn/ha. Đến ngày 9-10, toàn tỉnhĐồng Tháp bị lũ nhấn chìm và mất trắng gần 2.100 ha lúa thu đông ở sáu đê bao thuộc bốn huyện, thị xã Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự.
Khánh thành Nhà cộng đồng phòng, tránh thiên tai
Ngày 10-10, tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền trung và UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà cộng đồng phòng, tránh thiên tai được xây dựng tại Trường tiểu học Thuận Hòa, cótổng kinh phí đầu tư 3,2 tỷ đồng. Công trình cóquy mô nhà hai tầng, gồm tám phòng với tổng diện tích sàn hơn 755 m2. Công trình cóý nghĩa thiết thực trong việc ổn định lớp học cho hơn 500 học sinh trong năm học 2011-2012, đồng thời giúp người dân xã Phước Thuận cóchỗ lưu trú để phòng, tránh thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão năm nay.
Theo Nhandan
Ý kiến ()