Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa sản xuất công nghiệp lên 40% GDP vào năm 2015
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang liên kết đề ra chiến lược sản xuất công nghiệp, tạo chuyển biến mạnh, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 302.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP.Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Ảnh: Hậu Phạm)Để hoàn thành chỉ tiêu này, từ nay đến năm 2015, Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với cả nước; triển khai dự án khí-điện-đạm Cà Mau và nhà máy điện Ô Môn nhanh hơn nhằm cung cấp đủ điện cho sản xuất; hình thành các trục công nghiệp: Long An-Tiền Giang-Cần Thơ; Cần Thơ-Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau; Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang, đẩy mạnh liên kết hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ để phát triển công nghiệp theo thế mạnh địa phương; tiếp tục phát triển ngành chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm, từng bước nâng lên tinh chế bằng giải pháp đổi mới công nghệ. Các tỉnh ven biển đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thủy hải...
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang liên kết đề ra chiến lược sản xuất công nghiệp, tạo chuyển biến mạnh, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 302.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Ảnh: Hậu Phạm) |
Để hoàn thành chỉ tiêu này, từ nay đến năm 2015, Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với cả nước; triển khai dự án khí-điện-đạm Cà Mau và nhà máy điện Ô Môn nhanh hơn nhằm cung cấp đủ điện cho sản xuất; hình thành các trục công nghiệp: Long An-Tiền Giang-Cần Thơ; Cần Thơ-Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau; Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang, đẩy mạnh liên kết hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ để phát triển công nghiệp theo thế mạnh địa phương; tiếp tục phát triển ngành chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm, từng bước nâng lên tinh chế bằng giải pháp đổi mới công nghệ.
Các tỉnh ven biển đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, thức ăn nuôi gia súc, tôm cá.
Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ đẩy mạnh chế biến cá da trơn; Bến Tre chế biến dừa; Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ chế biến trái cây.
Các tỉnh có nguồn nguyên liệu mía, dứa tập trung chế biến đường, dứa đóng hộp, nước quả cô đặc. Riêng Kiên Giang tập trung sản xuất xi măng; An Giang khai thác đá, cát xây dựng. Đồng Tháp phát triển công nghiệp gắn liền với đường Hồ Chí Minh và xuất hàng sang Campuchia. Cần Thơ phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp công nghệ cao, cơ khí, sản xuất nông ngư cơ, hàng tiêu dùng xuất khẩu, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long lập thêm 36 khu, cụm công nghiệp tập trung, hoàn chỉnh hệ thống cảng biển, bảo đảm cho tàu 10.000 tấn ra vào an toàn, khởi công tuyến đường cao tốc thành phô Hồ Chí Minh-Cần Thơ, nâng cấp các quốc lộ từ Cần Thơ đến Cà Mau, Kiên Giang. Đồng bằng sông Cửu Long thành lập Hiệp hội các khu công nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn việc gọi vốn đầu tư; liên kết với các viện, trường đại học chuyển giao công nghệ, đổi mới thiết bị, ứng dụng khoa học vào sản xuất, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ công nhân, nhất là công nhân có trình độ cao.
Đồng bằng sông Cửu Long hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; thiết lập hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm đồng bộ; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, OHSAS 18001; xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm, trước hết là nông-thủy sản, sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong ngoài nước.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()