Theo Trung tâm Khí tượng Thủy vănTrung ương, hiện nay mực nước ở các trạm vùng đầu nguồn sông Cửu Long đang lên trở lại từ 1 - 3 cm/ngày, vùng Đồng Tháp Mười từ 4 - 5cm/ngày. Trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa lũ đang lên nhanh. Mực nước lúc 7 giờ ngày 8-10 là 2,64m, trên báo động 3, 0,24m. Trong những ngày tới, lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên tiếp tục lên, sau đó biến đổi chậm. Đồng Tháp tiếp tục gia cố đê bao chống lũ bảo vệ lúa Trước tình hình nước lũ đang lên trở lại, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các huyện thị phía Bắc tiếp tục huy động lực lượng tuần tra canh gác gia cố đê bao bảo vệ gần 20.000ha lúa vụ 3 còn lại; trong đó có nhiều tuyến đê chỉ cách mực nước lũ từ 0,1 - 0,4m, có nơi nước đã tràn vào trong, nguy cơ bị vỡ rất lớn. Các huyện thị phía Nam khẩn trương gia cố đê bao, bơm rút nước...
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay mực nước ở các trạm vùng đầu nguồn sông Cửu Long đang lên trở lại từ 1 – 3 cm/ngày, vùng Đồng Tháp Mười từ 4 – 5cm/ngày. Trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa lũ đang lên nhanh. Mực nước lúc 7 giờ ngày 8-10 là 2,64m, trên báo động 3, 0,24m. Trong những ngày tới, lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên tiếp tục lên, sau đó biến đổi chậm.
|
Đồng Tháp tiếp tục gia cố đê bao chống lũ bảo vệ lúa |
Trước tình hình nước lũ đang lên trở lại, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các huyện thị phía Bắc tiếp tục huy động lực lượng tuần tra canh gác gia cố đê bao bảo vệ gần 20.000ha lúa vụ 3 còn lại; trong đó có nhiều tuyến đê chỉ cách mực nước lũ từ 0,1 – 0,4m, có nơi nước đã tràn vào trong, nguy cơ bị vỡ rất lớn. Các huyện thị phía Nam khẩn trương gia cố đê bao, bơm rút nước bảo vệ diện tích vườn cây ăn trái và huy động lực lượng thu hoạch nhanh diện tích lúa đã chín. Tính đến chiều 8-10, tổng mức thiệt hại do lũ lụt gây ra tại Đồng Tháp trên 762,4 tỷ đồng.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, đến nay đã có 28.377 căn nhà bị ngập. Tuy nhiên, đáng lo nhất là hầu hết người dân có nhà bị ngập đều thiếu phương tiện khai thác lợi thế mùa lũ, nhất là đánh bắt thủy sản để mưu sinh. Chỉ tính riêng An Giang, con số này lên đến gần 1.000 hộ. Điều này cộng với thiệt hại chăn nuôi, sản xuất do vỡ đê bao và sạt lở đất đã đẩy số hộ cần cứu trợ tăng lên từng ngày. Ở An Giang, gần 2.000 hộ cần hỗ trợ lương thực, tại Đồng Tháp, tuy chưa có số liệu chính thức trên phạm vi toàn tỉnh, chỉ tính riêng huyện Tân Hồng đã có gần 1.500 hộ cần cứu trợ lương thực.
Ngày 8-10, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Lâm Đồng cho biết cơn mưa lớn và kéo dài nhiều giờ vào chiều tối 7-10 đã gây ngập lụt cục bộ làm thiệt hại hàng chục hécta rau, hoa tại TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Theo thống kê sơ bộ, ít nhất trên 20ha rau, hoa, dâu tây ở hai địa phương trên bị ngập, hư hỏng, 1.500 con gà bị lũ cuốn trôi. Hiện cơ quan chức năng đang khảo sát thiệt hại để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả và nhanh chóng ổn định sản xuất.
Theo SGGP
Ý kiến ()