Đồng bằng sông Cửu Long: Hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 3 năm tới ( đến năm 2015), mỗi tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu bao tiêu theo hợp đồng mỗi năm ít nhất từ 40- 50% sản lượng lúa đông xuân và hè thu ; từ 40 – 60% lượng cá tra, tăng gấp 5 lần so hiện nay. Tỉ lệ này sẽ được nâng dần trong những năm tiếp theo. Các tỉnh phấn đấu bao tiêu các mặt hàng chủ lực khác như trái cây, rau, thịt gia súc, gia cầm với số lượng năm sau cao hơn năm trước. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cùng với hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các tỉnh ĐBSCL hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch, phối hợp thực hiện chặt chẽ các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản. Các địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác dự báo thị trường, kiểm tra chất lượng nông sản. Các tỉnh ĐBSCL đẩy...
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 3 năm tới ( đến năm 2015), mỗi tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu bao tiêu theo hợp đồng mỗi năm ít nhất từ 40- 50% sản lượng lúa đông xuân và hè thu ; từ 40 – 60% lượng cá tra, tăng gấp 5 lần so hiện nay. Tỉ lệ này sẽ được nâng dần trong những năm tiếp theo. Các tỉnh phấn đấu bao tiêu các mặt hàng chủ lực khác như trái cây, rau, thịt gia súc, gia cầm với số lượng năm sau cao hơn năm trước.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cùng với hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các tỉnh ĐBSCL hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch, phối hợp thực hiện chặt chẽ các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản. Các địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác dự báo thị trường, kiểm tra chất lượng nông sản. Các tỉnh ĐBSCL đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản; liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có cùng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thị trường; có chiến lược phát triển thị trường nội địa với kênh phân phối hiệu quả.
Các tỉnh ĐBSCL qui hoạch sản xuất theo hướng phù hợp môi trường sinh thái, công nghệ cao, tương thích với thị trường quốc tế; kiểm tra chặt chẽ chất lượng thuỷ sản, đánh số vùng nuôi để làm cơ sở truy xét nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ để người nuôi biết cách tạo ra sản phẩm sạch, bố trí nuôi trong từng thời điểm để không ứ đọng sản phẩm. Các doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất để có nhiều sản phẩm tinh chế hơn; quản lý chất lượng hiệu quả hơn để uy tín thương hiệu nông thủy sản Việt Nam bền vững. Sản xuất nông thủy sản vùng ĐBSCL được điều chỉnh lại, cơ cấu sản xuất phải gắn chặt với chế biến, bảo quản và vận chuyển bằng kỹ thuật, công nghệ cao; gắn chặt hơn nữa vùng nguyên liệu với thị trường, gắn liên kết và hợp tác giữa ĐBSCL với trong và ngoài vùng, với quốc tế; tạo điều kiện tốt hơn để kinh tế hộ chuyển nhanh sang kinh tế trang trại, gắn với các hình thức hợp tác và hệ thống bao tiêu các kênh thương mại, dịch vụ.
Được biết, ĐBSCL hàng năm làm ra 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy sản và 70% lượng trái cây của cả nước nhưng tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt tỉ lệ rất thấp. Trong đó, lúa mới đạt 10% sản lượng hàng năm, các nông sản khác tiêu thụ không đáng kể, từng thời điểm một số sản phẩm như cá tra, trái cây, rau củ̃ tồn đọng rất lớn. Nhiều hợp đồng đã được ký kết cũng chưa được theo dõi chặt và các bên vi phạm cũng chưa bị chế tài. Đa số nông dân, doanh nghiệp còn “tự bơi” nên việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế còn bất cập.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()