Dồn vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 21 chương trình mục tiêu quốc gia được các Bộ đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí 811.237 tỷ đồng, gấp 12,4 lần kinh phí thực hiện 5 năm trước; trong đó, kinh phí từ ngân sách Trung ương là 217.143 tỷ đồng, gấp 4,2 lần và chiếm khoảng 4,4% tổng chi ngân sách nhà nước dự báo giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục hoàn thiện Danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trên cơ sở tiếp tục thực hiện 15 Chương trình MTQG năm 2011 và bổ sung 1 Chương trình MTQG mới để trình Quốc hội xem xét, quyết định thực hiện trong giai đoạn 2012-2015. Đó là các chương trình MTQG về Việc làm và dạy nghề; Giảm nghèo bền vững; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Y tế; Phòng, chống HIV/AIDS; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Dân số và Kế hoạch hóa gia đình; Văn hóa; Giáo...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 21 chương trình mục tiêu quốc gia được các Bộ đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí 811.237 tỷ đồng, gấp 12,4 lần kinh phí thực hiện 5 năm trước; trong đó, kinh phí từ ngân sách Trung ương là 217.143 tỷ đồng, gấp 4,2 lần và chiếm khoảng 4,4% tổng chi ngân sách nhà nước dự báo giai đoạn 2011-2015.
Tuy nhiên, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục hoàn thiện Danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trên cơ sở tiếp tục thực hiện 15 Chương trình MTQG năm 2011 và bổ sung 1 Chương trình MTQG mới để trình Quốc hội xem xét, quyết định thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.
Đó là các chương trình MTQG về Việc làm và dạy nghề; Giảm nghèo bền vững; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Y tế; Phòng, chống HIV/AIDS; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Dân số và Kế hoạch hóa gia đình; Văn hóa; Giáo dục và đào tạo; Phòng, chống ma túy; Phòng, chống tội phạm; Xây dựng nông thôn mới; Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Còn đối với các Chương trình như Phòng, chống đô la hóa ở Việt Nam; Phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước đề xuất; Nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2011-2020; Hỗ trợ nhà ở phòng chống thiên tai cho các hộ dân thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung giai đoạn 2011-2015 do Bộ Xây dựng đề xuất; Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại giai đoạn 2011-2015 do Bộ Công Thương đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép thực hiện theo các Quyết định cá biệt của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị Chính phủ cân đối ngân sách Trung ương khoảng 122.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,5% tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 và bằng 2,3 lần tổng kinh phí thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 5 năm trước (đã tính chương trình 135 và 30a). Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu các Bộ quản lý Chương trình phải phân định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương trong thực hiện từng chương trình. Đối với các chương trình, đề án không phù hợp với tiêu chí về lựa chọn Chương trình MTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thực hiện theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu hoặc bố trí trong nhiệm vụ chi thường xuyên của các cơ quan Trung ương và địa phương, không thực hiện theo cơ chế của Chương trình MTQG.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn đề xuất nghiên cứu thành lập Văn phòng điều phối các Chương trình MTQG đặt tại Bộ này, có vai trò điều phối các Chương trình trên phạm vi toàn quốc, nhằm tăng cường lồng ghép, phối hợp và tránh sự trùng lắp, chồng chéo giữa các Chương trình. Đồng thời yêu cầu các địa phương thành lập duy nhất một Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG trên địa bàn, thành lập Văn phòng thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Qua 5 năm thực hiện các Chương trình MTQG đã góp phần trực tiếp vào việc hoàn thành và vượt 7 chỉ tiêu về xã hội-môi trường trong tổng số 23 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010. Bên cạnh đó, góp phần đưa Việt Nam hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về việc hoàn thành các mục tiêu này. Mặt khác, đây là công cụ hỗ trợ tích cực cho các Bộ, ngành là cơ quan quản lý Chương trình trong việc giải quyết những vấn đề “nóng” của ngành, lĩnh vực đó./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()