Chủ nhật, 24/11/2024 03:18 [(GMT +7)]
Đơn giản thủ tục hành chính ngành lao động, thương binh, xã hội đạt 50%
Thứ 6, 11/05/2012 | 10:24:00 [(GMT +7)] A A
Đến nay, trong tổng số 237 thủ tục hành chính của ngành lao động, thương binh, xã hội phải thực thi phương án đơn giản hoá, 105 thủ tục đã được thực thi. 16 thủ tục khác đã được dự thảo tại các văn bản quy phạm pháp luật đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đạt tỷ lệ 51%.
Hiện nay, các đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang khẩn trương hoàn thành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để trình ký, bao hành theo thẩm quyền cũng như văn bản để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt nhằm thực thi phương án đơn giản hoá đối với các thủ tục hành chính còn lại.
Đây là thông tin tại hội nghị quán triệt, triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội diễn ra sáng nay, 10-5, tại Hà Nội. Chương trình tập trung quán triệt và triển khai những nội dung cơ bản về mục đích, nhiệm vụ; kế hoạch kiểm tra, rà soát đối với các quy định, thủ tục hành chính đã và chuẩn bị ban hành cũng như tăng cường giám sát tình hình thực hiện quy định, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan này.
Theo Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, thực hiện công khai và cải cách thủ tục hành chính của Bộ và ngành lao động, thương binh, xã hội trong việc giải quyết các chế độ, chính sách, của nhà nước liên quan tới lĩnh vực lao động, người có công và xã hội không chỉ thể hiện sự quan tâm, của Đảng và Nhà nước, tính nhân văn ưu việt của chế độ mà còn bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, thống nhất, đồng bộ, công khai và minh bạch của thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng mục tiêu quản lý của các cơ quan nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính trong lĩnh vực này.
Ngành lao động, thương binh, xã hội là một trong những bộ, ngành có số lượng thủ tục hành chính khá nhiều (291) trên mười lĩnh vực khác nhau như người có công, dạy nghề, việc làm, lao động tiền lương, an toàn lao động, quản lý lao động ngoài nước, bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, bảo vệ chăm sóc trẻ em, và phòng chống tệ nạn xã hội… Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân và tổ chức nên phạm vi tác động lớn, tương đối nhạy cảm. Do vậy, một mặt đòi hỏi phải hết sức chặt chõ, tránh vi phạm, lạm dụng nhưng mặt khác cũng phải hết sức tinh gọn để tránh phiền hà.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()