Đối thoại chính sách quốc gia phòng chống bạo lực gia đình
Ngày 21/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo đối thoại chính sách về “Xây dựng cơ chế điều phối quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” nhân dịp kỷ niệm Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11.Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực đối với phụ nữ, là nguy cơ tiềm tàng phá vỡ sự ổn định, bền vững của gia đình. Theo Thứ trưởng, việc ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam .Trên nhiều diễn đàn quốc tế, vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ được các Chính phủ nhìn nhận như một sự vi phạm đối với nhân phẩm, là sự vi phạm Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam là một trong các quốc gia sớm phê chuẩn Công ước này. Cùng với những kết quả bước đầu trong triển khai...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực đối với phụ nữ, là nguy cơ tiềm tàng phá vỡ sự ổn định, bền vững của gia đình. Theo Thứ trưởng, việc ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam .
Trên nhiều diễn đàn quốc tế, vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ được các Chính phủ nhìn nhận như một sự vi phạm đối với nhân phẩm, là sự vi phạm Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam là một trong các quốc gia sớm phê chuẩn Công ước này. Cùng với những kết quả bước đầu trong triển khai thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch chủ trì kế hoạch thiết lập mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc.
Bà Yuriko Shoji, Quyền Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, nêu rõ: Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần thiết phải xây dựng một khung giám sát, đánh giá, thiết lập một cơ chế phối hợp liên ngành, bảo đảm tất cả nạn nhân của bạo lực gia đình được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng, được bảo vệ và hỗ trợ pháp lý có hiệu quả.
Theo báo cáo tại Hội thảo đối thoại chính sách về xây dựng cơ chế điều phối quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, trung bình cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì 1 người bị bạo lực gia đình. Điều đó cho thấy, bạo lực gia đình ở Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng, bởi cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan chưa rõ ràng. Hiện trách nhiệm chính trong phòng chống bạo lực gia đình tập trung chủ yếu ở các tổ chức xã hội, dân sự như Hội Phụ nữ, Tổ dân phố, Hội Cựu chiến binh. Các cơ quan chính quyền vẫn chưa thực sự vào cuộc, ở quy mô quốc gia cũng như cơ sở, chưa có một hệ thống dữ liệu về bạo lực gia đình, cán bộ chuyên trách về bạo lực gia đình cũng chưa có. Trong khi đó, tổn thất mà bạo lực gây ra không chỉ với người phụ nữ, gia đình họ, mà còn với cả sự phát triển kinh tế – xã hội. Báo cáo tại hội thảo cho biết, khi bị bạo lực gia đình, phụ nữ bị giảm thu nhập tới 35%, cả nước sẽ bị mất tới hơn 4.500 tỷ đồng, tương đương với 1,78% GDP.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị được giao trách nhiệm chính trong việc điều phối các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam cam kết, sẽ sớm đưa ra cơ chế phối hợp ở tầm quốc gia để những chính sách tại Việt Nam được thực thi có hiệu quả.
Tại đây, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam ký cam kết mạnh mẽ trong việc hợp tác nhằm xây dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình, đặc biệt quan tâm phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()