Đối thoại chính sách công tư nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: chinhphu.vnNgày 15/8, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi đối thoại chính sách công tư Việt Nam - Nhật Bản. Tại buổi đối thoại, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc đối thoại chính sách công tư không chỉ giúp Việt Nam hoàn thiện khung chính sách mà giúp các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện các dự án lớn một cách hiệu quả hơn tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, thời gian qua, các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục hỗ trợ xây dựng khung chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; trong đó Nhật Bản - quốc gia có nhiều kinh nghiệm triển khai đối tác công tư luôn được coi là đối tác hàng đầu. Về lĩnh vực kết cấu hạ tầng có sự hỗ trợ tích cực vốn ODA Nhật Bản, tuy vậy với nhu cầu phát triển của mình, Việt Nam cần phải đầu tư mạnh để cải thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt về giao thông nhu cầu đầu...
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi đối thoại chính sách công tư Việt Nam – Nhật Bản. Tại buổi đối thoại, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc đối thoại chính sách công tư không chỉ giúp Việt Nam hoàn thiện khung chính sách mà giúp các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện các dự án lớn một cách hiệu quả hơn tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, thời gian qua, các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục hỗ trợ xây dựng khung chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; trong đó Nhật Bản – quốc gia có nhiều kinh nghiệm triển khai đối tác công tư luôn được coi là đối tác hàng đầu. Về lĩnh vực kết cấu hạ tầng có sự hỗ trợ tích cực vốn ODA Nhật Bản, tuy vậy với nhu cầu phát triển của mình, Việt Nam cần phải đầu tư mạnh để cải thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt về giao thông nhu cầu đầu tư lớn, Chính phủ cũng xác định cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân đầu tư.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, Việt Nam có các văn bản quy định về hợp tác công tư, quy định các hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT), hợp tác công tư (PPP) truyền thống. Các mô hình tuy đang nỗ lực triển khai, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Ông Yukio Edano, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết, Nhật Bản có thế mạnh và sẵn sàng hợp tác trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sân bay, đường, sản xuất điện, góp sức vào quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Việc doanh nghiệp hai bên trao đổi thẳng thắn, cởi mở sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc, tăng cường hiệu quả hợp tác.
Trong quy chế đấu thầu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay vẫn còn tình trạng thời gian đấu thầu các dự án chậm, khó khăn trong việc thực hiện tiến độ dự án. Việc sửa đổi Luật Đấu thầu đang được tích cực thực hiện, trong đó chú ý hơn đến chất lượng công nghệ. Việc triển khai đấu thầu cũng phải đảm bảo nhanh và minh bạch hơn, đảm bảo để tổng mức đầu tư không thay đổi. Việt Nam sẽ ban hành Luật Đầu tư công, quy định từ chủ trương đầu tư, vận hành, bảo trì xuyên suốt…
Đại diện Tập đoàn Sumitomo kiến nghị, để tận dụng vai trò các doanh nghiệp tư nhân cần phải có những chính sách đảm bảo rủi ro cho doanh nghiệp hợp lý, ví dụ để xúc tiến sự tham gia các doanh nghiệp Nhật Bản, cần có sự quy đổi ngoại tệ thuận lợi.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã ghi nhận những vướng mắc và khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh các cơ sở pháp lý và chính sách phù hợp. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến và tiến hành sửa đổi cần phải có thời gian và lộ trình, đặc biệt với các văn bản pháp luật, ngoài thẩm quyền của Chính phủ cần có thời gian trình Quốc hội. |
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()