Ðổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta
Ngày 31-1, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta", nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần xây dựng đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng.Gần 40 tham luận và ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo tập trung làm rõ những luận điểm về đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở Việt Nam; phân tích đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị nước ta qua các thời kỳ trước và sau đổi mới. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định hệ thống chính trị ở nước ta ngày càng hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như cơ cấu, tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ...
Ngày 31-1, tại Hà Nội, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta”, nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần xây dựng đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng.
Gần 40 tham luận và ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo tập trung làm rõ những luận điểm về đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở Việt Nam; phân tích đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị nước ta qua các thời kỳ trước và sau đổi mới. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định hệ thống chính trị ở nước ta ngày càng hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như cơ cấu, tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức chồng chéo; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng…
Về phương hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, hội thảo thống nhất trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Rà soát, sắp xếp lại các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng tinh giản, hiệu quả; tăng cường nghiên cứu thí điểm các mô hình tổ chức khoa học. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần nâng cao vai trò phản biện xã hội chủ nghĩa của MTTQ. Xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Nâng cao năng lực hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và quyết liệt cải cách hành chính.
Theo Nhandan
Ý kiến ()