Ðổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá kiến thức
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nhằm mục đích đánh giá, xác nhận trình độ của người học theo mục tiêu giáo dục sau khi học hết chương trình THPT. Kỳ thi là cơ sở để chuẩn bị cho người học tiếp tục học lên hoặc đi làm việc; đồng thời đánh giá kết quả dạy và học của trường phổ thông; đánh giá công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục. Nguyên tắc chung, đã học phải có kiểm tra, phải thi thì mới đánh giá được chất lượng dạy và học.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nhằm mục đích đánh giá, xác nhận trình độ của người học theo mục tiêu giáo dục sau khi học hết chương trình THPT. Kỳ thi là cơ sở để chuẩn bị cho người học tiếp tục học lên hoặc đi làm việc; đồng thời đánh giá kết quả dạy và học của trường phổ thông; đánh giá công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục. Nguyên tắc chung, đã học phải có kiểm tra, phải thi thì mới đánh giá được chất lượng dạy và học.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Mục tiêu giáo dục là dạy chữ, dạy người, dạy nghề nhưng thực chất hiện nay mới đang chạy theo việc dạy chữ. Việc kiểm tra, đánh giá vẫn chủ yếu là kiểm tra kiến thức nhớ, chép theo, làm theo một cách máy móc. Chưa có sự đánh giá việc vận dụng kiến thức, sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học…
Vì vậy, tâm lý chung của cả thầy và trò, dạy và học để đáp ứng yêu cầu thi cử chứ không phải nhu cầu nhận thức, hiểu biết, tìm tòi và sáng tạo cho học sinh.
Căn cứ vào những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cần tập trung nghiên cứu và tổ chức thực hiện việc đổi mới nội dung, hình thức thi, kiểm tra đánh giá. Vì cách thi, kiểm tra, đánh giá như hiện nay đang trở thành gánh nặng với người học cũng như toàn xã hội. Ðánh giá phải vì sự tiến bộ của người học chứ không chỉ xem người học được gì. Ðể đổi mới việc thi, kiểm tra, đánh giá, giáo viên cần tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ. Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Ngành GD và ÐT đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tăng cường liên hệ thực tế cho học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình… Ðiều quan trọng, cần xác định trong thi, kiểm tra đánh giá là biết được năng lực, nhận thức, trình độ… của học sinh chứ không phải lấy kết quả thi để làm thành tích trong dạy và học là chính.
Có như vậy mới thật sự tạo được hứng thú học tập, tìm tòi sáng tạo của giáo viên và học sinh, tránh tình trạng chỉ chú trọng việc học và ôn những gì dùng cho thi cử một cách máy móc, rập khuôn mà không phải phục vụ sự hiểu biết, nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo phục vụ cuộc sống…
Theo Nhandan
Ý kiến ()