Ðổi mới công tác giáo dục đạo đức, nếp sống trong các trường học
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Phần lớn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.Học sinh các cấp học đã và đang được giáo dục toàn diện, đạt được nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, còn một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, lý tưởng, ảnh hưởng chất lượng đào tạo, truyền thống đạo đức tốt đẹp, gây bức xúc cho xã hội.Thực trạng đạo đức, nếp sống của học sinh, sinh viênTình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh xảy ra gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Đây cũng là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo dục. Không ít hành vi lệch chuẩn đạo đức trong học sinh, sinh viên mà ngành giáo dục phải đối mặt, như: vi phạm Luật Giao thông, bạo lực trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, tham gia tệ nạn...
Học sinh các cấp học đã và đang được giáo dục toàn diện, đạt được nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, còn một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, lý tưởng, ảnh hưởng chất lượng đào tạo, truyền thống đạo đức tốt đẹp, gây bức xúc cho xã hội.
Thực trạng đạo đức, nếp sống của học sinh, sinh viên
Tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh xảy ra gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Đây cũng là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo dục. Không ít hành vi lệch chuẩn đạo đức trong học sinh, sinh viên mà ngành giáo dục phải đối mặt, như: vi phạm Luật Giao thông, bạo lực trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, tham gia tệ nạn như mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu… Một số học sinh thường xuyên trốn học, đua xe trái phép, quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh ở tuổi học trò có xu hướng gia tăng; trong thi cử quay cóp bằng nhiều hình thức…
Nguyên nhân thực trạng trên là do một số gia đình với nhiều lý do khác nhau, chưa quan tâm, việc giáo dục đạo đức cho con em. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh thiếu chặt chẽ. Lối sống ích kỷ, vô cảm, thiếu gương mẫu của người lớn, sự mâu thuẫn, ly hôn, ly tán trong gia đình đã tác động tiêu cực đến các em. Các sản phẩm văn hóa độc hại lưu truyền công khai ngoài xã hội, qua mạng in-tơ-nét, phim ảnh, kích động bạo lực trong game đã tác động đến lối sống của học sinh… Một bộ phận thanh thiếu niên hư bỏ học đã lôi kéo, dụ dỗ học sinh vào con đường ăn chơi, vi phạm pháp luật.
Mặc dù TP Hà Nội và ngành GDĐT đã cố gắng nhưng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập nhiều nơi còn thiếu thốn, không đồng bộ giữa các vùng, miền. Nhiều trường (nhất là nội thành) quỹ đất chật hẹp, thiếu sân chơi cho học sinh, thiếu cảnh quan sư phạm, môi trường ô nhiễm, hàng quán mọc ngay tại cổng trường đã gây khó khăn cho việc giáo dục đạo đức học sinh. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể, như: Đội Thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên chậm đổi mới, sơ sài, nhàm chán, không đủ sức thu hút học sinh. Chương trình học tập các cấp còn nặng tính “hàn lâm” khiến học sinh phải học thêm, để đối phó với thi cử. Một số ít giáo viên thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, chưa thật sự gương mẫu trong cách sống, giảng dạy; lời nói và hành động chưa thống nhất, làm mất niềm tin và tổn thương tâm lý các em.
Những giải pháp đổi mới công tác giáo dục
Công tác giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, bởi tính cách các em bắt đầu hình thành từ gia đình. Hiện có hai chiều hướng: có những gia đình quá “nghiêm khắc”, có gia đình quá “buông thả” con cái. Thực tế cho thấy cả hai xu hướng trên đều bất ổn. Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị trong gia đình cần gần gũi, chia sẻ với con cháu. Các em ở tuổi vị thành niên, người lớn phải là những người bạn thân thiết của các em, uốn nắn rèn luyện cho các em lối sống thanh lịch, văn minh từ những hành vi nhỏ nhất như ăn, ở, mặc, giao tiếp, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là điều không mới nhưng nếu sự gắn kết này thiếu chặt chẽ, không đồng bộ thì việc giáo dục thế hệ trẻ rất khó khăn. Gia đình giáo dục các em phải tôn trọng các thầy, cô giáo, hòa nhập, giúp đỡ bạn bè, ra đường tôn trọng người cao tuổi… Nhà trường giáo dục các em kính trên, nhường dưới, yêu thương ông bà, cha mẹ, tôn trọng nơi sinh hoạt cộng đồng… Sự giáo dục ấy đan xen nhau sẽ có tác động tích cực trong hình thành nhân cách của các bạn trẻ. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục.
Mỗi thầy, cô giáo phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đó là tấm gương về phong cách chuẩn mực trong giao tiếp, sinh hoạt, ăn mặc, tinh thần tự học, sáng tạo, nghiêm túc trong công việc, gắn bó với mái trường, hết lòng vì học sinh thân yêu, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Đội ngũ giáo viên cần phải nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm, không chỉ là người thầy mà còn là người bạn, nhà tư vấn chia sẻ với các em như người cha, mẹ thứ hai của các em…
Bên cạnh đó, cần khắc phục tình trạng học lệch, xem nhẹ các bộ môn khoa học xã hội như: Văn học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, giáo dục thể chất… chỉ tập trung vào những môn toán, lý, hóa để phục vụ vào việc “ứng thí”. Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế dạy, học và thực hiện một cách nghiêm túc để bảo đảm hoạt động, an ninh, xây dựng và gìn giữ môi trường sư phạm cho trường học và tạo thói quen làm việc nghiêm túc cho học sinh. Tăng cường giáo dục pháp luật để nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh. Khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hiến, nếp sống thanh lịch văn minh cho tuổi trẻ. Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần quyết tâm đổi mới cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay…
Theo Nhandan
Ý kiến ()