Đổi đời nhờ nấm đỏ
LSO-Anh Lương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Hòa cho biết: trước đây nấm đỏ mọc khá phổ biến ở xã, người dân chủ yếu hái nấm về ăn như những loại rau cỏ bình thường khác.
LSO-Anh Lương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Hòa cho biết: trước đây nấm đỏ mọc khá phổ biến ở xã, người dân chủ yếu hái nấm về ăn như những loại rau cỏ bình thường khác. Thỉnh thoảng đến ngày chợ, bà con hái đem bán nhưng giá cũng rất rẻ, thậm chí còn rẻ hơn các loại rau thông thường bởi nhiều người thấy lạ cũng chưa dám ăn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nấm đỏ bất ngờ có giá bởi nhiều tư thương đua nhau vào đặt hàng và thu mua. Thế là nấm mọc đến đâu được bán hết đến đấy, cũng từ đó, một số hộ dân trong xã có diện tích nấm đỏ nhiều đã trở nên giàu có nhanh chóng. gia đình ông Tình ở thôn Nặm Táu là một ví dụ. Ông Tình chia sẻ: Gia đình ông có khoảng gần 10 ha đất rừng, trong đó chủ yếu là rừng bạch đàn và một ít thông. Trước khi trồng rừng sản xuất, ở những khu rừng gia đình quản lý có mọc lên những cây nấm đỏ dưới gốc một loại cây mà bà con người Nùng ở đây thường gọi đó là cây Mạy Piào. Do thời điểm trước đây, giá trị nấm đỏ chưa cao nên gần như toàn bộ diện tích cây này đều bị chặt và thay thế vào đó là những giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả khác. Nhưng may mắn hơn những hộ dân khác, gia đình ông Tình vẫn giữ lại được hơn 1ha Mạy Piào để rồi giấc mơ làm giàu của gia đình ông trở thành hiện thực. Không mất công chăm sóc, không cần đầu tư giống má, hàng năm từ tháng 4 đến tháng 10 Âm lịch, cả gia đình lại rủ nhau vào rừng hái nấm. Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hoạch được gần 3 tạ nấm tươi, nếu đem sấy khô còn khoảng 50kg. Với giá thu mua tận gốc là 150-180 nghìn đồng/kg tươi và 1,6-1,8 triệu đồng/kg khô, mỗi năm gia đình cũng thu về gần trăm triệu đồng. Đấy là chưa kể đến việc gia đình còn chủ động thu mua của các hộ dân có số lượng ít để đem về sấy khô bán lại. Vậy nên nếu tính toàn bộ thu nhập từ nấm đỏ, mỗi năm gia đình bỏ túi không dưới 100 triệu đồng.
Không có nhiều diện tích nấm đỏ như gia đình ông Tình nhưng một số hộ dân khác ở Thành Hòa cũng đã có thu nhập khá từ giống cây này. Nhiều gia đình khi được hỏi về cây nấm đỏ vẫn còn cảm thấy tiếc nuối. Anh Quý, cũng là người dân thôn Nặm Táu chia sẻ: thấy nấm mọc kín gốc cây trong rừng mà có ai mua đâu, ăn lắm thì cũng chán nên nhà chặt hết những cây gỗ tạp đó đi để trồng bạch đàn. Mấy năm gần đây nấm đỏ có giá nên gia đình mới tiếc. Mặc dù không còn nhiều nhưng hàng năm gia đình anh Quý vẫn thu nhập từ 10-15 triệu đồng từ việc bán nấm đỏ. Để mở rộng thêm diện tích cây nấm đỏ, gia đình anh đã tỉa bớt những cây bạch đàn trồng xen với những gốc cây trẹo để hy vọng diện tích nấm đỏ nhanh chóng tăng lên và bán được với giá cao như hiện nay.
![]() |
Ông Hoàng Mỹ Làn bên rừng cây Mạy Piào |
Mặc dù các ngành chức năng vẫn chưa chính thức vào cuộc để tìm hiểu hay phát triển nấm đỏ ở Thành Hòa nhưng những kết quả thu được từ loại nấm này đã đem lại nguồn thu đáng kể cho một số hộ dân trong xã. Ông Hoàng Mỹ Làn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã hiện nay có khoảng 40 hộ có thu nhập từ nấm đỏ. Tuy nhiên, diện tích nấm đỏ còn rất ít, với khoảng 8ha. Nhiều hộ dân trong xã cũng đã tính tới việc mở rộng diện tích, tận dụng giá trị cây nấm đỏ đang cao như hiện nay. Vậy nhưng điều quan trọng nhất mà người dân cần tính đến là thị trường tiêu thụ, bởi theo ông Làn, bản thân ông cũng không biết người ta thu mua làm gì và thu mua đến bao giờ. Ngoài ra, nấm đỏ mọc cũng thiếu ổn định, có những cây Mạy Piào to lớn cũng ít thấy nấm đỏ mọc dưới gốc, có khi có bàn tay con người chăm sóc nó lại không lên( thực tế đã có một vài hộ trong xã chăm sóc cẩn thận nhưng không đem lại kết quả).
Anh Lương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Hòa cho biết: trước đây nấm đỏ mọc khá phổ biến ở xã, người dân chủ yếu hái nấm về ăn như những loại rau cỏ bình thường khác.
ĐÌNH QUYẾT
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()