LSO-Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thữ X (4/2006) đã chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện kể cả đối với công tác tổ chức cán bộ”. Tại Đại hội XI của Đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh vấn đề này. Đại diện Đảng ủy khối CCQ tỉnh dự, chỉ đạo sinh hoạt kiểm điểm thực hiện NQ T.Ư 4 tại Chi bộ Báo Lạng Sơn - Ảnh: Thế BảoRõ ràng, tư vấn, phản diện xã hội có ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn về việc phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước; là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, mở rộng dân chủ, khắc phục tệ quan liêu. Thực tiễn các thời kì cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới, tư vấn, phải biện xã...
LSO-Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thữ X (4/2006) đã chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện kể cả đối với công tác tổ chức cán bộ”. Tại Đại hội XI của Đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh vấn đề này.
Đại diện Đảng ủy khối CCQ tỉnh dự, chỉ đạo sinh hoạt kiểm điểm
thực hiện NQ T.Ư 4 tại Chi bộ Báo Lạng Sơn – Ảnh: Thế Bảo
Rõ ràng, tư vấn, phản diện xã hội có ý nghĩa chính trị – xã hội rất lớn về việc phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước; là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, mở rộng dân chủ, khắc phục tệ quan liêu. Thực tiễn các thời kì cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới, tư vấn, phải biện xã hội đã được Đảng ta tổ chức thực hiện trên nhiều lĩnh vực, được nhân dân hưởng ứng và đã mang lại hiệu quả chính trị kinh tế, xã hội, đặc biệt vai trò MTTQ các cấp được củng cố, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được giữ vững.
Phản biện xã hội về mặt khoa học là khái niệm rất rộng, bao hàm tính chất của một xã hội, chúng có cấu trúc lớn chi phối hành vi của con người; không phải chỉ tư vấn, phản biện các vấn đề trong phạm vi đề tài, chủ đề xã hội đơn thuần như ta thường ứng dụng trong công tác khối văn hóa – xã hội. Với quy mô hẹp, khái niệm phản biện được coi là một động từ có nội hàm là đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ lấy học vị trước hội đồng chấm thi. Ngày nay, phản biện xã hội được đặt ra với quy mô và lực lượng rộng rãi của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học kể cả nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội – khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an toàn xã hội nói chung của Đảng, Nhà nước và các tổ chức có liên quan.
Với khái niệm như vậy, tư vấn, phản biện, giám định xã hội không phải điều gì mới, mà thực tế Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã từng tổ chức thực hiện. Có thể nêu ra một số họat động tư vấn, phản biện đã và đang làm như sau: các cấp lãnh đạo đối thoại với nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri nghe ý kiến của nhân dân, các cuộc phản biện bảo vệ xét duyệt đề tài khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức; các cuộc trưng cầu ý dân góp ý vào văn kiện của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, vào các dự án Luật trước khi thông qua Quốc hội; tại các huyện và thành phố và cấp tỉnh đều tổ chức bộ phận tiếp dân, thực hiện cơ chế “Một cửa”, tổ chức các hội nghị trực tuyến, đặc biệt là trả lời phỏng vấn của cơ quan Chính phủ tại các kỳ họp Quốc hội; và chuyên mục: “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”. Qua các tổ chức công khai thảo luận dân chủ như vậy, Đảng và Nhà nước tranh thủ được trí tuệ của các tầng lớp nhân dân vào tư vấn phản biện đối với các vấn đề được đặt ra. Nhân dân và các nhà lãnh đạo, các tổ chức Đảng, MTQT và đoàn thể nhân dân góp ý trực tiếp và đưa ra các lập luận, các phát hiện mới chứng minh, khẳng định, đề nghị, bổ sung, sửa đổi hoặc bác bỏ một phương án, một dự án dù đã được soạn thảo công bố. Từ việc làm trên, Đảng, Nhà nước và cơ quan được Nhà nước giao hình thành chủ trương, chính sách, dự án sẽ được tham khảo, chỉnh sửa, thẩm định lại giúp làm giàu thêm trí tuệ cho các cơ quan có trách nhiệm chăm lo lợi ích của nhân dân và của đất nước, khi chủ trương, chính sách, dự án ban hành được lòng dân sẽ nhanh chóng vào cuộc sống.
Về mặt lộ trình của phản biện xã hội, thường phải trải qua các bước: tư vấn – phản biện – giám định rồi mới trở thành văn bản, dự án chính thức có pháp lý ban hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Một là, hoạt động tư vấn thường được nghiên cứu, xem xét, thu thập đủ các tư liệu cơ bản phục vụ cho vấn đề cụ thể sẽ được công bố. Trước khi phản biện: cần nắm được thực trạng, các yếu tố tác động, đề xuất giải pháp, các vấn đề về tập quán dân cư, các cuộc phỏng vấn, hội thảo của các cấp lãnh đạo; phát phiếu điều tra; các cuộc họp dân lấy ý kiến … Tất cả được tổng hợp làm cơ sở thực tiễn cho hình thành văn bản đưa ra công bố. Hai là, công tác phản biện xã hội, khâu này rất quan trọng, là một thời kỳ lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, trong đó, liên hiệp các hội khoa học các cấp, mặt trận tổ quốc các cấp là những người được Đảng, Nhà nước giao cho tổ chức thực hiện. Đây là giai đoạn “mổ xẻ”, lập luận bằng thực tiễn và khoa học để bảo vệ hoặc điều chỉnh, bổ sung vấn đề nào trong dự án, trong nghị quyết… Nhưng phải đảm bảo tính thuyết phục cao, được đa số tán thành. Giai đoạn này rất khó, đòi hỏi có sự hiểu biết và trí tuệ của cá nhân và tập thể tham gia phản biện đối với nội dung đề ra. Vì bản thân các vấn đề và sự kiện nêu trong văn bản bao giờ cũng từ trong bản thân nó đầy mâu thuẫn, không phải do ý kiến trái ngược, phản biện của một người hoặc một nhóm người gây ra. Ba là, sau tư vấn, phản biện, phải được cơ quan có thẩm quyền cùng các nhà khoa học trong lĩnh vực đó giám định, thảo luận và kết luận cuối cùng. Trên địa bàn tỉnh ta cũng chưa thường xuyên tổ chức được các cuộc tư vấn, phản biện theo quy chế có đội ngũ trí thức và nhà khoa học tham gia.
Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò phản biện xã hội, cho là giải pháp toàn năng trong đời sống chính trị. Phản biện xã hội chỉ là một trong các biểu hiện của cơ chế (nguyên tắc) tập trung dân chủ. Trong khi điều hành công việc, người lãnh đạo không thể áp dụng phản biện xã hội cho một quyết sách của mình. Đồng thời, nên lưu ý mặt trái của công tác tư vấn, phản biện xã hội; chỉ chọn vấn đề ảnh hưởng lớn và quan trọng, tránh phản biện xã hội tràn lan, mọi nơi mọi lúc làm mất đi tính năng động và xử lý kịp thời của quá trình lãnh đạo, điều hành cụ thể về kinh tế – xã hội. Nếu tổ chức không tốt quá trình tư vấn, phản biện xã hội sẽ có thể dẫn đến bị những người cơ hội lợi dụng dân chủ, phát ngôn thiếu khoa học, thiếu văn hoá phục vụ cho lợi ích của mình và nhóm, làm lũng đoạn về tư tưởng và sự điều hành của các cấp ủy lãnh đạo. Vì vậy, trong khi mở rộng dân chủ trong tư vấn, phản biện xã hội, cần đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và vai trò tham mưu của hội liên hiệp khoa học và mặt trận tổ quốc.
Đinh Ích Toàn
Ý kiến ()