Doanh nhân Việt- từ "đổi mới", "hội nhập" đến "đấu tranh"
Ngày 13-10, tại TP.HCM diễn ra hai sự kiện tôn vinh các doanh nhân: Doanh nhân Việt Nam thế hệ vàng do Trung tâm Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam tại TP.HCM (VTC) thực hiện và một số ngành ở TP.HCM tổ chức Tôn vinh Doanh nhân Sài Gòn suất sắc.Nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận, đầu thế kỷ 20, chúng ta có các cụ Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trương Văn Bền..Các bậc tiền bối khi xưa ngoài ý chí làm giầu còn là người thương dân và ái quốc. Thời nay, doanh nhân Việt ra đời với số nhiều và họ cũng xứng đáng được tôn vinh. “Dân có giầu thì Nước mới mạnh, để thực hiện được khát vọng này, lực lượng doanh nhân hiện nay là đội ngũ gánh vác trọng trách đi đầu”- ông Quốc khẳng định.Năm 2000, Việt Nam mới chỉ có 30 000 doanh nhân, sau 10 năm (2010), cả nước đã có trên 500 000 doanh nhân, tăng gấp 20 lần. Năm 2004, Chính phủ lấy ngày 13-10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam, là sự công nhận, đồng thời tôn vinh...
Ngày 13-10, tại TP.HCM diễn ra hai sự kiện tôn vinh cácdoanh nhân: Doanh nhân Việt Nam thế hệ vàng do Trung tâm Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam tại TP.HCM (VTC) thực hiện và một số ngành ở TP.HCM tổ chức Tôn vinh Doanh nhân Sài Gòn suất sắc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận, đầu thế kỷ 20, chúng ta có cáccụ Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trương Văn Bền.. Cácbậc tiền bối khi xưa ngoài ý chí làm giầu còn là người thương dân và ái quốc.
Thời nay, doanh nhân Việt ra đời với số nhiều và họ cũng xứng đáng được tôn vinh. “Dân có giầu thì Nước mới mạnh, để thực hiện được khát vọng này, lực lượng doanh nhân hiện nay là đội ngũ gánh vác trọng trách đi đầu”- ông Quốc khẳng định.
Năm 2000, Việt Nam mới chỉ có 30 000 doanh nhân, sau 10 năm (2010), cả nước đã có trên 500 000 doanh nhân, tăng gấp 20 lần. Năm 2004, Chínhphủ lấy ngày 13-10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam, là sự công nhận, đồng thời tôn vinh công lao đóng góp của cộng đồng doanh nhân.
Nhà kinh doanh Giản Tư Trung nói, doanh nhân Việt Nam có những dấu son lịch sử cần được ghi nhận. Từ năm 1986 đến 2006 từ khái niệm phổ cập là ”đổi mới”, đến khi Việt Nam gia nhập WTO, đã được thay bằng từ “hội nhập” và bây giờ, từ “hội nhập” đã được thay mới bằng khái niệm “đấu tranh”.
Thời nào cũng vậy, doanh nhân là lớp người phải vật lộn nhiều, suy nghĩ nhiều và lẽ dĩ nhiên, đóng góp nhiều cho xã hội. Trước đây, đội ngũ doanh nhân gắn bó với hơn 80 triệu đồng bào, bây giờ họ phải sống chung với 7 tỷ đồng loại. Để không bị tụt lại phía sau, chắc chắn mỗi doanh nhân phải tự “đấu tranh” để vươn lên, trong đó khả năng “ứng biến” bằng cả ý chí và lòng qủa cảm.
Ông Dương Trung Quốc nói, theo dòng lịch sử, doanh nhân Việt Nam có bản sắc rất riêng, đó là làm giàu cho mình và để cường thịnh đất nước. Dù thế giới có phẳng tới đâu thì cùng phải quay về với dân tộc. Muốn thế hệ doanh nhân Việt Nam không thể lẫn trong thương trường toàn cầu, ông Quốc ao ước một ngày nào đó, mỹ phẩm có xuất xứ từ Việt Nam mang hương chanh, hương bồ kết sẽ bán khắp thế giới. Điều này sẽ mang giá trị thương mại lớn, đồng thời khẳng định đẳng cấp của doanh nhân Việt không thua kém cácnước.
Ông Ngô Trung Hưng, Giá m đốc Công ty Đại Việt Hương cho biết, được tôn vinh là sự hãnh diện lớn, nhưng cũng cảm thấy bức xúc vì chưa làm giàu được. Theo ông Hưng, chi tiêu của doanh nghiệp chiếm ¾ ở khâu phân phối, lưu thông sản phẩm, nhưng ở nước ta tỷ lệ đó chỉ là 1/5. Ở cácnước, trong 10 đồng vốn bỏ ra có đến 70% là lãi gộp, trong khi ở ta lãi gộp chỉ có 1/3. Để phá vỡ nguyên tắc này, cộng đồng doanh nhân đóng góp cho nhau chi phí bán hàng, tỷ lệ nhiều thì lãi gộp càng cao. “Cộng đồng doanh nhân Việt Nam muốn phát triển bền vững cần nêu cao tính cộng đồng, tính hùn hạp trong sản xuất, đầu tư, giao thương”- ông Hưng bày tỏ.
Bà Trần Thị Thùy Nga, Giám đốc Công ty TNHH San Vi cho biết, nữ doanh nhân thường sợ nhất hai điều: thứ nhất sợ xã hội không công nhận mình, thứ hai sợ phân tâm giữa công việc với gia đình- hai nỗi ám ảnh thường trực.
Để trở thành “một doanh nhân vàng”, theo bà Nga, trước hết bản thân doanh nhân phải là người tốt, ngoài biết làm giàu chân chínhcòn có trách nhiệm với xã hội.
Để trở thành một “thế hệ doanh nhân vàng”, cáchọc giả cho rằng, cần phải đợi thời gian, nhưng thế hệ doanh nhân hiện nay rất xứng đáng nhận giải vàng mặc dù phải tôi luyện qua rất nhiều lửa.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()