Doanh nghiệp xuất khẩu nên đề phòng rủi ro
Theo luật sư Võ Nhật Thăng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm tín dụng cho hàng xuất nhập khẩu. Đây là một trong những hạn chế khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng một cách ì ạch. Trao đổi bên lề hội thảo “ Nhận diện rủi ro và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bên vững xuất nhập khẩu Việt Nam” do Công ty Bảo hiểm Chartis Việt Nam (thành viên của tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIG) phối hợp với Phòng Công nghiêp và Thương mại Việt Nam tổ chức mới đây, luật sư Võ Nhật Thăng, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, người có thâm niên đi đòi bảo hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có rủi ro, cho biết, có tới 2/3 các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu. Khi xuất khẩu cần tính đến một số yếu tố như vận tải, bảo hiểm…Các...
Khi xuất khẩu cần tính đến một số yếu tố như vận tải, bảo hiểm…Các doanh nghiệp đều nghĩ rằng, khi chuyên chở hàng nếu có tổn thất thì cứ đòi người chuyên chở, không cần mua bảo hiểm, đây là mặt hạn chế khi các doanh nghiệp không thấy rằng, người chuyên chở chỉ đền ở giới hạn tối thiểu thôi , trong khi đó bảo hiểm sẽ bồi thường gần như là tối đa.
Theo Luật sư Thăng, khi doanh nghiệp không mua bảo hiểm tín dụng thì khi bán hàng cho người mua nước ngoài, chẳng may phía nước ngoài gặp rủi ro về tài chính hay bị phá sản thì doanh nghiệp xuất khẩu đành khoanh tay chịu . Nếu mua tín dụng tài chính xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ được nhà bảo hiểm bồi thường thoả đáng. Ví dụ trước đây đã từng có một doanh nghiệp Việt nhập khẩu các thanh nhôm làm cửa sổ từ đối tác là doanh nghiệp Hồng Kông, trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp Việt trả tiền rồi nhưng hàng không về được vì doanh nghiệp nước ngoài phá sản . trong trường hợp này do không mua bảo hiểm tín dụng nên đã gặp khó khăn khi giải quyết vụ việc.
Trong bảo hiểm có một số điều kiện bảo hiểm A,B,C. Điều kiện C có mức phí thấp nhất nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhưng khi rủi ro bồi thường lại rất ít. Do vậy các doanh nghiệp phải cân nhắc trị giá hàng, nếu hàng tốt hàng giá cao phải mua điều kiện A, hàng thông thường thì mua điều kiện B, C. Tuy vậy, ông Thăng cũng khuyến nghị rằng, các doanh nghiệp đừng nghĩ rằng số tiền bồi thường nhiều đã là tốt, mà phải chú ý tới trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp Việt sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu nếu bán giá CIF |
Doanh nghiệp cần tăng kim ngạch xuất khẩu bằng bán CIF
“ Doanh nghiệp của tôi thường xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, (Phía Việt Nam thì là chính ngạch nhưng bên Trung Quốc vẫn coi đó là tiểu ngạch), do vậy giá cả thường không ổn định. Có thể hôm nay ký giá này, nhưng khi hàng lên tới biên giới thì giá lại bị tụt xuống , lúc đó khách hàng lại thương thảo lại là không đảm bảo được giá như thế nữa thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận”, ông Hoa cho biết.
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bảo hiểm tín dụng cũng có hai mặt, đó là doanh nghiệp có thể yên tâm khi giao hàng cho đối tác nước ngoài, vì mình không lo bị mất hàng. Nhưng phí bảo hiểm cũng khá lớn nên có ảnh hưởng tới giá thành xuất khẩu và tính cạnh tranh của nó. Theo ông Hoa, doanh nghiệp cũng cần phải chọn lọc để mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận. Đối với những thị trường mới nhưng lợi nhuận cao, thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm tín dụng vì khi mạo hiểm thì đã có bảo hiểm bù tổn thất, còn khi đạt được lợi nhuận lớn thì doanh nghiệp đã có khoản chi phí để trả cho bảo hiểm này.
Luật sư Thăng nhận xét, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có tỷ lệ bán giá CIF không tăng nhiều( nghĩa là người bán phải cung cấp hàng đã có C, I và F, trong đó C (cost) là tiền hàng, I (Unsurance) là bảo hiểm và F là giá cước vận chuyển) . Điều đó có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng một cách ì ạch và khó khăn.
Doanh nghiệp Việt hiện chủ yếu vẫn là mua CIF và bán FOB ( nghĩa là hàng được giao tại mạn tàu và không chủ động được mua bảo hiểm). Khi mua CIF, doanh nghiệp Việt chờ hàng về đến cảng Việt Nam rồi mới nhận hàng, trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp rất bị động vì đối tác nước ngoài sẽ ấn cho mình những điều kiện bảo hiểm rẻ hơn để họ có lãi nhiều. Do vậy, theo LS. Thăng, thà doanh nghiệp Việt bán CIF để tự đi mua bảo hiểm và mua FOB cũng vậy (tự mua bảo hiểm ) để tăng được phí bảo hiểm và chủ động hơn khi có rủi ro xảy ra. Nếu doanh nghiệp Việt thu xếp mua được bảo hiểm tín dụng trong xuất khẩu thì tỷ lệ hàng xuất khẩu bán giá CIF sẽ tăng lên.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()