Doanh nghiệp Việt Nam tìm hướng xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Ngày 11/4/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm đối với hàng nhập khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.
Ngày 11/4/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm đối với hàng nhập khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.
Hội thảo thu hút nhiều doanh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, sản xuất đồ uống, thực phẩm rau quả, dược phẩm…các tổ chức, hiệp hội ngành hàng liên quan.
Hội thảo thu hút nhiều doanh doanh nghiệp hoạt động |
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe ông David Lennarz, nguyên chuyên gia kỹ thuật Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giới thiệu về các quy định của Hoa Kỳ trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng của FDA; đồng thời, giới thiệu về Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA, những thay đổi chủ yếu của Luật trước đây và ảnh hưởng của luật tới việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ giúp các doanh nghiệp của Việt Nam rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu, đăng ký giấy phép đồng thời tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Theo ông David Lennarzp, muốn xuất vào Hoa Kỳ, mỗi doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đều phải đăng ký với FDA một mã số xác định và FDA kiểm tra, quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm của các doanh nghiệp thông qua mã số này. Hiện, trên toàn thế giới có khoảng 420.000 cơ sở đăng ký mã số với FDA, với 50% các cơ sở ở ngoài Hoa Kỳ. Năm 2012, Việt Nam đã có tới 6.594 cơ sở đã đăng ký mã số này.
Cũng theo ông David Lennarz, một trong các lỗi của doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ là quy cách ghi nhãn thực phẩm và nguyên liệu chưa tuân thủ theo đúng luật mà FDA quy định. Cụ thể như quy cách ghi nhãn hàng không chính xác, nguyên liệu không được chấp nhận, câu cảnh báo sức khỏe không cho phép, sao chép nhãn sai của đơn vị khác…
Vì vậy, ông David Lennarz khuyến cáo: trong việc ghi nhãn mác trên sản phẩm, các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tới vấn đề cần ghi rõ ràng trên nhãn đầy đủ các thông tin về khẩu phần, danh sách nguyên liệu, những chất béo chuyển vị và chất gây dị ứng có trong sản phẩm, thông tin nhà sản xuất cũng như quốc gia xuất xứ của sản phẩm…
Ông Đỗ Kim Lang – Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương cũng cho biết: Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và nhất là sau khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương (BTA), quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển rất nhanh cả về quy mô, tốc độ. Hoa Kỳ trở thành thị trường hàng đầu về xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ được 16,9 tỷ USD, tăng 18,9 % so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có mức tăng trưởng khá ấn tượng.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công đã bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có nguyên nhân do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, chưa hiểu biết cặn kẽ những quy định an toàn thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như các thủ tục vào thị trường này. Vì vậy, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các mặt hàng nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng khắc phục những điểm yếu trên…
Dangcongsan
Ý kiến ()