Doanh nghiệp tư nhân - lực lượng quan trọng tạo sức bật cho nền kinh tế nước nhà
Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, con số doanh nghiệp tư nhân đã tăng 15 lần từ 31.000 năm 2000 lên hơn 400.000 doanh nghiệp hiện nay. Vốn đăng ký kinh doanh trung bình trong giai đoạn này cũng tăng gấp 10 lần, từ 900 triệu đồng/DN năm 2000 lên 09 tỉ đồng/doanh nghiệp năm 2010, trong đó khoảng 1,44% doanh nghiệp có vốn đăng ký chiếm hơn 200 tỉ đồng. Dự báo, trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ có khoảng 650.000 doanh nghiệp thành lập mới. Đây là một lực lượng đáng kể để tạo nên sức bật cho nền kinh tế nước nhà phát triển trong tương lai. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua là hết sức to lớn. Từ những mô hình kinh tế nhỏ đến nay các doanh nghiệp tư nhân đã từng bước xác lập được vị thế quan trọng của mình trong công cuộc đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà.Với sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đã ngày càng tăng,...
Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, con số doanh nghiệp tư nhân đã tăng 15 lần từ 31.000 năm 2000 lên hơn 400.000 doanh nghiệp hiện nay. Vốn đăng ký kinh doanh trung bình trong giai đoạn này cũng tăng gấp 10 lần, từ 900 triệu đồng/DN năm 2000 lên 09 tỉ đồng/doanh nghiệp năm 2010, trong đó khoảng 1,44% doanh nghiệp có vốn đăng ký chiếm hơn 200 tỉ đồng. Dự báo, trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ có khoảng 650.000 doanh nghiệp thành lập mới. Đây là một lực lượng đáng kể để tạo nên sức bật cho nền kinh tế nước nhà phát triển trong tương lai.
Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua là hết sức to lớn. Từ những mô hình kinh tế nhỏ đến nay các doanh nghiệp tư nhân đã từng bước xác lập được vị thế quan trọng của mình trong công cuộc đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Với sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đã ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Năm 2010, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vào GDP 48%, tỷ trọng đầu tư của khu vực này cũng tăng nhanh từ mức 23% năm 2000 lên mức 36,1% năm 2010. Khu vực kinh tế này đã sử dụng tới 60% số lượng lao động thuộc khối DN và có sự tăng trưởng liên tục trong 5 năm qua từ mức hơn 2,7 triệu lao động lên 4,8 triệu lao động. Tuy nhiên, thực tế quy mô vốn, lao động của khối DN này đều nhỏ, hiện tại có tới 96,3% DNTN có số lao động từ 5-50 người; 98,4% DN có tổng tài sản dưới 100 tỷ đồng, trong đó có tới 72% DN có tài sản dưới 5 tỷ đồng, nhưng hiệu quả sử dụng tài sản, vốn của các DNTN lại cao hơn hẳn DNNN.
Theo các chuyên gia, sự phát triển nhanh chóng về số lượng của khu vực DN này, chứng tỏ môi trường đầu tư đã thông thoáng hơn trước rất nhiều. Nhưng, xét về quy mô đóng góp của khu vực tư nhân chưa tương xứng với sự phát triển theo chiều rộng. Đặc biệt, sự hạn chế về quy mô, năng suất lao động đang là một trong những rào cản tác động đến sự phát triển của khu vực này. Đa phần DNTN thiếu và yếu tầm nhìn chiến lược, chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu, trong khi đó, các hiệp hội DN cũng chưa thực sự là chỗ dựa, nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho DN về cơ chế chính sách.
Trước thực trạng trên, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân? Để giải bài toán đó, đòi hỏi Chính phủ cần có chiến lược, chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi để các DN cải thiện hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách cũng cần dẫn hướng, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh có năng suất lao động cao, giúp các DN tích luỹ tài sản, thậm chí thu hút đầu tư từ các khu vực khác thông qua hình thức liên kết, góp vốn, mua lại, sáp nhập để giúp các DN gia tăng quy mô tài sản, vốn và thị phần.
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển DN, TS Phạm Thị Thu Hằng cho rằng: trong bối cảnh như hiện nay, DN phải biết tận dụng lợi thế, tự vượt lên chính mình, tức là khắc phục những khó khăn, bất lợi trước khi nhà nước có những chính sách, giải pháp tháo gỡ. Đi liền với đó, DN phải tận dụng ngay thị trường trong nước, bởi thực tế nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao, dân số lớn, thị trường tiềm năng. Từ đó, tạo cơ sở để tiếp cận với các thị trường xuất khẩu lớn, từng bước trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất giá trị và cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, cần tận dụng cơ hội khi Chính phủ đang xây dựng chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, hạn chế việc dựa vào lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên để tập trung hướng tới tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng.
Về phía Nhà nước, cần xây dựng hệ thống khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho DN theo hướng đồng bộ; khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định giải quyết những bất cập trong các chính sách về đất đai; hệ thống các quy định về thuế, phí và lệ phí. Xây dựng khung chuẩn pháp luật cho hoạt động của thị trường lao động, chứng khoán, công nghệ, nhất là thị trường bất động sản. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát các văn bản pháp luật chồng chéo gây cản trở cho công việc sản xuất, kinh doanh của DN. Đồng thời, có chính sách ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, dược, công nghệ thông tin và phát triển công nghiệp phụ trợ.
Mặc dù hiện nay các chính sách cho phát triển kinh tế khu vực KTTN cũng đã có những cải biến mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho sự đóng góp của khu vực này vào mức tăng trưởng chung của cả nước. Song theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, thì các chính sách vẫn còn ở mức khiêm tốn. Đặc biệt, trong mô hình tăng trưởng giai đoạn mới này Chính phủ cần hướng đến khu vực KTTN để tận dụng những lợi thế sẵn có phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Một khi khu vực tư nhân lớn hơn sẽ tạo đà cho tăng trưởng và củng cố thêm nền tảng cho cả nền kinh tế đất nước.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()