tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2053/9c00180d18a432d50e3c010b0a17275a_L.jpg” border=”0″ alt=”Công ty cổ phần Sahabak vi phạm hợp đồng, nhưng lại chưa chịu thu mua gỗ cong, vênh cho lâm dân.” /> – Rừng keo sản xuất đến chu kỳ mà không khai thác thì cây sẽ chết, rỗng ruột, mục nát, dân không thể giải phóng đất để trồng rừng mới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn lại “rất chậm trễ” thu mua làm gỗ xuống cấp, giá thành rẻ và dân bức xúc.
Được biết, trong những năm 2003-2004, Công ty Nguyên liệu giấy Sông Cầu (nay là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Cạn – Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn) được ngân sách tỉnh cho vay vốn để phát triển vùng nguyên liệu. Có tiền, công ty này ký hợp đồng cấp phân bón, giống cho nhân dân ở các huyện trồng hàng nghìn ha rừng kinh tế. Hai năm gần đây, rừng trồng đến chu kỳ khai thác, tỉnh yêu cầu Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn có trách nhiệm tiêu thụ gỗ cho nhân dân, thu hồi vốn để hoàn trả cho ngân sách.
Gia đình anh Lèng Lường Tọa ở thôn Nà Nghịu, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông khai thác hơn 30 khối gỗ keo. Anh Tọa cho biết: “Theo thoả thuận, Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn sẽ thu mua hết ngay số gỗ sau khi khai thác nên tôi đã thuê khai thác, cưa ra từng khúc, vận chuyển gỗ ra đường cái. Tuy thế, gỗ nằm phơi mưa, nắng hơn tám tháng sau mới bán được, nhưng bị nứt, cong vênh, một số đã bị mục, chất lượng giảm rõ rệt, giá bán sẽ giảm nhiều”.
Dân các huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn thời gian qua bức xúc trước việc Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn không thu mua gỗ cho dân kịp thời. Tỉnh Bắc Cạn đã giao cho Công ty cổ phần Sahabak chịu trách nhiệm thu mua. Tuy vậy, thời gian gần đây công ty này cũng “nuốt” cam kết với nông dân ở một số địa phương.
19 hộ dân ở xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể đã hợp đồng bán gỗ với Công ty cổ phần Sahakak từ cuối năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa bán được.
Trưởng thôn Pùng Chằm, xã Mỹ Phương, Nông Văn Phương cho biết: Thôn có bốn hộ khai thác hơn 30 m3 theo hợp đồng bán cho Công ty cổ phần Sahabak. Gỗ đã chặt hạ, kéo ra đường, nhưng hơn sáu tháng vẫn không thu mua. Xót xa trước tình trạng gỗ phơi mưa, phơi nắng ngoài đường, bà con đã nhiều lần liên hệ với công ty, nhưng vẫn chưa bán được.
Ông Nông Ích Văn, thôn Pùng Chằm bức xúc: Cuối năm 2012, gia đình tôi thuê người khai thác, vận chuyển gần 20 khối gỗ keo ra đường ô-tô theo hợp đồng mua bán gỗ với Công ty Sahabak. Nhưng đến nay đã hơn sáu tháng mà công ty không đến mua. Gỗ tạp để phơi mưa, phơi nắng nên phần lớn đã bị nứt, vỡ, mối mọt, mục. Trận mưa lũ cuối tháng năm vừa qua cuốn trôi mất hơn năm khối. Trong khi tiền thuê nhân công khai thác, vận chuyển nay không có để trả.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần Sahabak lại chỉ thu mua gỗ không bóc vỏ, không mốc, mục, ải và quá cong vênh, địa điểm giao nhận hàng là nơi ô-tô tải có trọng tải từ bốn đến năm tấn có thể đi lại thuận lợi để bốc xếp. Bà con lâm dân cho rằng, hợp đồng giá bán, địa điểm tập kết gỗ, thời điểm thu mua rõ ràng nhưng Công ty Sahabak vi phạm, dân thiệt hại thì phía công ty phải chịu trách nhiệm.
Hiện nay trên trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn cũng đang diễn ra một thực tế, không có đường lâm nghiệp, chi phí khai thác và kéo mỗi khối từ rừng ra chiếm 50-60% giá trị. Có nơi, sau khi bán gỗ rừng trồng, trừ chi phí khai thác và vận chuyển thì chủ rừng còn bị… lỗ. Vì vậy, hàng trăm ha rừng sản xuất đã đến tuổi nhưng người trồng không muốn khai thác.
Ba năm qua, mỗi năm tỉnh Bắc Cạn vận động nhân dân trồng hơn mười nghìn ha rừng sản xuất, phấn đấu từ nay đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ trồng thêm hơn 30 nghìn ha rừng sản xuất. Nếu không tính đến việc xây dựng các con đường lâm nghiệp để vận chuyển gỗ nhằm giảm giá thành cho người trồng rừng và giải quyết tốt vấn đề đầu ra thì chủ trương đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ đi vào ngõ cụt.
Theo Nhandan
Theo Nhandan
Ý kiến ()