LSO-Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của tỉnh sau khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Một số DN sau khi sắp xếp, chuyển đổi đã bước đầu khơi dậy và phát huy được năng lực sẵn có, kết hợp hài hoà giữa trách nhiệm và quyền lợi, gắn lợi ích của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, tập trung vào tìm kiếm thị trường, vì thế đã đưa DN dần đi vào ổn định và từng bước phát triển, bảo toàn được vốn, có tích luỹ, hoàn thành nghĩa vụ thuế, tạo được công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Thăm gian trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH Bảo LongTheo báo cáo của 28/35 DN, sau khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá,...
LSO-Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của tỉnh sau khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Một số DN sau khi sắp xếp, chuyển đổi đã bước đầu khơi dậy và phát huy được năng lực sẵn có, kết hợp hài hoà giữa trách nhiệm và quyền lợi, gắn lợi ích của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, tập trung vào tìm kiếm thị trường, vì thế đã đưa DN dần đi vào ổn định và từng bước phát triển, bảo toàn được vốn, có tích luỹ, hoàn thành nghĩa vụ thuế, tạo được công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Thăm gian trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH Bảo Long
Theo báo cáo của 28/35 DN, sau khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá, nhìn chung hoạt động SXKD được củng cố và từng bước phát triển. Doanh thu, lợi nhuận, số nộp ngân sách, thu nhập bình quân người lao động của nhiều DN năm sau cao hơn năm trước, người lao động yên tâm làm việc, đoàn kết, đồng lòng với những định hướng phát triển của DN. Cụ thể: Công ty TNHH một thành viên có 6 DN, tổng doanh thu năm 2011 là 108.675 triệu đồng, tổng lợi nhuận 2.142 triệu đồng, nộp ngân sách 20.052 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người 4.038.000 đồng tổng doanh thu 5 tháng đầu năm 2012 là 36.283 triệu đồng. Có 6 công ty cổ phần có vốn Nhà nước (chưa bàn giao cho SCIC), tổng doanh thu năm 2011 là 367.037 triệu đồng, tổng lợi nhận 2.188 triệu đồng, tổng các khoản nộp ngân sách 19.397 triệu đồng, thu nhập bình quân người/tháng trên 2 triệu đồng; tổng doanh thu 5 tháng 2012 là 115.964 triệu đồng. Có 17 công ty cổ phần đã bàn giao cho SCIC, tổng doanh thu năm 2011 là 736.017 triệu đồng, tổng lợi nhuận 4.895 triệu đồng, tổng các khoản nộp ngân sách 41.965 triệu đồng, thu nhập bình quân người/tháng trên 3,5 triệu đồng. Có 5 DN đã bán hết vốn sau cổ phần hoá, tổng doanh thu năm 2011 là 50.330 triệu đồng, tổng lợi nhuận 2.244 triệu đồng, tổng các khoản nộp ngân sách 2.771 triệu đồng, thu nhập bình quân người/tháng trên 3 triệu đồng, tổng doanh thu 5 tháng năm 2012 là 18.154 triệu đồng.
Đạt được kết quả nêu trên là do sau khi được sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá, hoạt động của các DN tương đối ổn định, bộ máy quản lý, điều hành được sắp xếp lại hợp lý, phù hợp với điều kiên thực tế. Các DN đã nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy được quyền tự chủ của lãnh đạo DN trong mọi hoạt động, tranh thủ được thời cơ trong kinh doanh, bổ sung ngành nghề, sản phẩm mới, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường…DN sau chuyển đổi đã năng động hơn trong kinh doanh, mạnh dạn đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có điều kiện đào tạo lại tay nghề cho người lao động, đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức từng bước được cải thiện. Phần lớn các DN hoạt động có lãi như: Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Giao thông, Công ty Cổ phần giống cây trồng, Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp. Ông Đinh Văn Cửu, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần giống cây trồng cho biết: sau khi cổ phần hoá, do có sự sắp xếp hợp lý, sự đồng thuận của ban lãnh đạo và nhân viên nên công ty không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, chất lượng giống cung ứng ra thị trường luôn đảm bảo, đời sống cán bộ, công nhân viên chức được nâng lên, uy tín của công ty được khẳng định và có những đóng góp thiết thực cho ngân sách địa phương. Đặc biệt, có DN trước cổ phần hoá thua lỗ liên tục nay đã hoàn vốn và có lãi như: Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành. Trong quá trình hoạt động, các DN tuân thủ và chấp hành tốt quy định của pháp luật về chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán báo cáo tài chính, chính sách thuế, đồng thời, đảm bảo chế độ, quyền lợi của người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, nhiều DN cũng còn gặp khó khăn, hạn chế như: các DN sau khi chuyển đổi, cổ phần hoá hầu hết có quy mô nhỏ, gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tiếp cận các nguồn vốn; chiến lược kinh doanh chưa rõ nét, chưa chủ động, còn trông chờ vào các chính sách, chế độ hỗ trợ của tỉnh; chưa phát huy được lợi thế kinh doanh trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch, xây dựng cơ bản; chưa xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đa dạng; chưa tạo được sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao và phát huy được tối đa các nguồn lực cho sự phát triển của DN…Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, sáng tạo trong SXKD, các DN rất cần sự quan tâm của tỉnh, các ban, ngành chức năng trong việc tạo điều kiện cho DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vốn hỗ trợ của Chính phủ; có cơ chế tạo sự công bằng giữa DN nhà nước chuyển đổi với loại hình DN khác như các công ty tư vấn chuyên ngành, DN xây dựng cơ bản trong tỉnh tham gia tư vấn, thi công các công trình của tỉnh nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương; rà soát tình hình sử dụng đất của các DN, để giải quyết tình trạng đất đai của các DN hiện nay đang bị lấn chiếm, tranh chấp…
Đức Anh
Ý kiến ()