LSO-Tính đến hết năm 2010, Lạng Sơn có tổng số 1233 doanh nghiệp thì trong đó 1.190 doanh nghiệp thuộc khối dân doanh với phần đa là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng đông đảo, doanh thu lớn, số thuế nộp ngân sách đạt khá cao nhưng chính khối doanh nghiệp dân doanh lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và gặp nhiều khó khăn trong những biến động của nền kinh tế mấy năm gần đây.Chưa bao giờ và chưa có giai đoạn nào những “cơn khó” lại đến dồn dập với các doanh nghiệp như mấy năm qua: Khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước, rồi giảm phát, rồi lại lạm phát năm 2011. Còn nhớ vào đợt lạm phát năm 2009, khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Bản, nguyên Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng định: Đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp cải tổ lại bằng việc tổ chức, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, tái cơ cấu, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động thực hành...
LSO-Tính đến hết năm 2010, Lạng Sơn có tổng số 1233 doanh nghiệp thì trong đó 1.190 doanh nghiệp thuộc khối dân doanh với phần đa là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng đông đảo, doanh thu lớn, số thuế nộp ngân sách đạt khá cao nhưng chính khối doanh nghiệp dân doanh lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và gặp nhiều khó khăn trong những biến động của nền kinh tế mấy năm gần đây.
Chưa bao giờ và chưa có giai đoạn nào những “cơn khó” lại đến dồn dập với các doanh nghiệp như mấy năm qua: Khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước, rồi giảm phát, rồi lại lạm phát năm 2011. Còn nhớ vào đợt lạm phát năm 2009, khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Bản, nguyên Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng định: Đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp cải tổ lại bằng việc tổ chức, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, tái cơ cấu, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, tăng cường liên kết, hợp tác để vượt qua khó khăn, thử thách. Và đến thời điểm này, câu nói ấy một lần nữa cần được áp dụng triệt để nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp tục vượt khó.
|
Xưởng cuốn dây máy bơm nước Công ty TNHH Bảo Long |
Trong năm 2010, trước những biến động của thị trường một số doanh nghiệp do có quy mô vốn kinh doanh nhỏ, trình độ quản lý còn hạn chế, không có đầu ra ổn định đã phải chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp (trong năm đã thực hiện xóa tên trên 80 doanh nghiệp, 20 chi nhánh trong sổ đăng ký kinh doanh, trên 60 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động). Nhưng năm 2010 cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp mà bí quyết chính nằm ở sự thay đổi về tư duy sản xuất kinh doanh, nhanh chóng thích ứng với biến động. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, chế biến là thể hiện rõ nét nhất sự ổn định với sản lượng và doanh thu tăng, sản lượng sản phẩm tăng như: phụ tùng xe máy, máy bơm nước, linh kiện xe máy, đồ sành sứ, bánh kẹo, đá xây dựng, chế biến lâm sản, xây dựng… Các doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, giải quyết được nhiều lao động, tiêu biểu như: Công ty TNHH Bảo Long (sản phẩm máy bơm nước); Công ty TNHH Hoàng Vũ (dịch vụ, khách sạn và chế biến lâm sản); Công ty TNHH Hưng Thịnh Lạng Sơn (sản phẩm sành sứ); Công ty TNHH Tuấn Anh (sản phẩm thước dây các loại); Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Hùng Vương (sản phẩm phụ tùng xe máy); Công ty TNHH Thành Đô (xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng); Doanh nghiệp tư nhân Kim Lan (luyện, cán, kéo kim loại); Công ty CP Lâm sản Thịnh Lộc – shinec (trồng rừng, chế biến gỗ)… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch cũng có những chuyển biến khá năng động, bước đầu hồi phục và đem lại hiệu quả kinh doanh tốt, điển hình như: Công ty CP Thái Dương; Công ty CP Thành Đô; Công ty TNHH một thành viên XNK thương mại Quảng Phát; Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành… Trong gian khó, không ít doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tăng quy mô đầu tư như: Công ty CP Xi măng Đồng Bành; Công ty TNHH Xuân Cương; Công ty CP Thương mại và Du lịch quốc tế Thiên Trường, Doanh nghiệp tư nhân Trần Lệnh Thương… Đặc biệt, với sự nỗ lực triển khai các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, trong năm 2010, đã có thêm một số sản phẩm, mô hình sản xuất mới hoạt động khá hiệu quả, góp phần làm đa dạng các sản phẩm trên địa bàn tỉnh như: Sản phâmẩm chì thỏi của Công ty TNHH chế biến khoáng sản và luyện kim Hâm Thiên (năm 2010 sản lượng đạt 2000 tấn). Sản phẩm than hoạt tính của Công ty CP Hòa Bình (năm 2010 sản lượng đạt 1.500 tấn) Sản phẩm đồ nội thất cao cấp của Công ty CP Đầu tư thương mại và Sản xuất Hoàng Tân (sản phẩm năm 2010 đạt trên 3.000 sản phẩm, kế hoạch sản xuất năm 2011 ước đạt 8.000 sản phẩm). Sản phẩm bao bì bằng sắt, nắp hộp các loại của Công ty TNHH Phú Đức, với sản lượng sản xuất đạt 20.000 sản phẩm/năm. Trong năm 2010 đã hoàn thành và khai trương hoạt động một số khách sạn, nhà hàng như: Khách sạn Mường Thanh, đạt tiêu chuẩn 4 sao của Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển du lịch Lạng Sơn; nhà hàng Thiên Trường của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ quốc tế Thiên Trường; năm 2010 cũng đã có thêm 1 trung tâm thương mại, 2 siêu thị, 3 hãng taxi đăng ký hoạt động trên địa bàn và ước tính đến cuối năm 2011 sẽ có thêm một số sản phẩm mới như than cốc, bao bì giấy…
Năm 2010, các doanh nghiệp dân doanh có tổng doanh thu ước đạt 7.200 tỉ đồng, số thuế nộp ngân sách đạt 170 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoạt động ổn định, thu hút được nhiều lao động chỉ chiếm khoảng 15%, số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả chiếm 30%. Con số trên cho thấy: các doanh nghiệp dân doanh tại Lạng Sơn vẫn thiếu đi tính ổn định và bền vững, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn. Tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp năm 2011, lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành đã khẳng định rõ tinh thần sát cánh cùng doanh nghiệp, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay. Hơn ai hết, khối doanh nghiệp dân doanh thời điểm này cần thắt chặt liên kết trong gian khó để từng bước vượt qua thử thách, ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực đóng góp vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Trúc Lam - Hoàng Vương
Ý kiến ()