LSO- Trước sức ép suy giảm kinh tế trong nước, Chính phủ đã có nhiều chính sách miễn, giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách tích cực ấy không ngăn được hàng loạt doanh nghiệp “bỏ trốn” mất tích, giải thể phá sản. Số lượng doanh nghiệp giải thể càng nhiều thì nỗi lo khó hoàn thành dự toán lại đè nặng lên vai ngành thuế. Công nhân doanh nghiệp Bảo Long sản xuất linh kiện máy bơm nướcNăm 2012, toàn ngành thuế Lạng Sơn phải thu đạt trên 820 tỷ đồng. Riêng thu từ các doanh nghiệp trên 200 tỷ đồng. Đây là một thách thức lớn với ngành thuế bởi thu từ doanh nghiệp Trung ương, địa phương và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa hoàn toàn vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn manh mún, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chưa nhiều. Theo con số thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện toàn tỉnh có trên 1.300 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong số này, các doanh nghiệp có vốn...
LSO- Trước sức ép suy giảm kinh tế trong nước, Chính phủ đã có nhiều chính sách miễn, giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách tích cực ấy không ngăn được hàng loạt doanh nghiệp “bỏ trốn” mất tích, giải thể phá sản. Số lượng doanh nghiệp giải thể càng nhiều thì nỗi lo khó hoàn thành dự toán lại đè nặng lên vai ngành thuế.
Công nhân doanh nghiệp Bảo Long sản xuất linh kiện máy bơm nước
Năm 2012, toàn ngành thuế Lạng Sơn phải thu đạt trên 820 tỷ đồng. Riêng thu từ các doanh nghiệp trên 200 tỷ đồng. Đây là một thách thức lớn với ngành thuế bởi thu từ doanh nghiệp Trung ương, địa phương và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa hoàn toàn vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn manh mún, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chưa nhiều. Theo con số thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện toàn tỉnh có trên 1.300 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong số này, các doanh nghiệp có vốn lớn, nộp ngân sách đạt 100 triệu mỗi tháng chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 10%. Cũng tính từ năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp mất tích bỏ trốn, giải thể phá sản ngày càng nhiều lên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu ngân sách. Thậm chí có doanh nghiệp khi giải thể phá sản, bỏ trốn còn nợ đọng những khoản tiền thuế lớn gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ đọng, làm ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nói chung. Bên cạnh đó, có doanh nghiệp bỏ trốn mất tích đã làm thất thoát một lượng hóa đơn giá trị gia tăng trên thị trường. Các hóa đơn này vẫn còn giá trị lưu hành khi nhiều doanh nghiệp chưa có điều kiện in hóa đơn mới đã tạo điều kiện cho đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo. Theo thống kê của ngành thuế, từ đầu năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã có 186 doanh nghiệp dừng hoạt động. Trong đó có 84 doanh nghiệp bỏ trốn mất tích, còn lại là giải thể phá sản. Nếu tính gần 200 doanh nghiệp dừng hoạt động thì bình quân toàn tỉnh sẽ mất đi khoảng 400 triệu đồng tiền thuế. Với một tỉnh miền núi biên giới, đây là một khoản thu không hề nhỏ. Ông Hứa Thanh Hà, Cục trưởng Cục thuế Lạng Sơn bộc bạch, với tình hình nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản hiện nay, không riêng gì ngành thuế lo mà cả tỉnh cũng lo vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Theo quy định, doanh nghiệp có thể được gia hạn nợ thuế tối đa là 90 ngày, vì vậy trong thời gian 3 tháng số thống kê sẽ không phản ánh đúng tình hình. Thực tế có những doanh nghiệp đã dừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý chưa nắm được. Theo thông tin từ ông Lại Quốc Toản, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, lãi suất ngân hàng hạ chưa được bao nhiêu. Điều kiện để tiếp cận nguồn vốn khó nên doanh nghiệp càng thêm khó. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến doanh nghiệp dừng hoạt động, bỏ trốn gây khó khăn cho công tác thu. Trong bối cảnh khó khăn, Hội vẫn hướng dẫn hội viên tháo gỡ, vận dụng mọi yếu tố thuận lợi để phát triển. Khi dừng hoạt động phải đúng luật. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Trước tình hình doanh nghiệp dừng hoạt động có xu thế gia tăng, để đảm bảo công tác thu cần phải có giải pháp đồng bộ để vực doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh các chính sách giãn, giảm, miễn thuế hiện hành, cần hơn là doanh nghiệp phải có một cơ chế tài chính từ tầm vĩ mô như hạ lãi suất cho vay, mở các gói cứu trợ doanh nghiệp để đủ sức duy trì hoạt động. Với cơ quan thuế cần nắm vững thông tin doanh nghiệp. Quản lý chặt, giãn giảm đúng chế độ để khuyến khích doanh nghiệp duy trì hoạt động. Mặt khác tăng cường hỗ trợ để doanh nghiệp khai thác tốt sức sản xuất để có thu và nộp.
Nguyễn Đông Bắc
Ý kiến ()