Doanh nghiệp dệt may coi trọng thị trường trong nước
May áo sơ-mi xuất khẩu tại Công ty may Nhà Bè. Trong giai đoạn khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, việc coi trọng khai thác thị trường nội địa đã trở thành hướng phát triển lâu dài, bền vững của nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam.Nắm bắt nhu cầu thị trườngVới nhiều DN dệt may Việt Nam, tiềm năng thị trường trong nước là rất lớn nhưng để khai thác hiệu quả thị trường này, điều quan trọng là DN phải nắm bắt được nhu cầu thị trường.Ngoài việc tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, các DN còn bị các khách hàng nước ngoài ép giảm giá. Trong bối cảnh khó khăn đó, nhờ chất lượng sản phẩm của nhiều DN thời gian qua đã được khách hàng trong nước tin dùng, thêm vào đó là các DN đã đầu tư đáng kể cho thị trường nội địa với chất lượng, mẫu mã, thiết kế, kênh phân phối, thương hiệu không ngừng được nâng cao và tạo được niềm tin...
May áo sơ-mi xuất khẩu tại Công ty may Nhà Bè. |
Nắm bắt nhu cầu thị trường
Với nhiều DN dệt may Việt Nam, tiềm năng thị trường trong nước là rất lớn nhưng để khai thác hiệu quả thị trường này, điều quan trọng là DN phải nắm bắt được nhu cầu thị trường.
Ngoài việc tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, các DN còn bị các khách hàng nước ngoài ép giảm giá. Trong bối cảnh khó khăn đó, nhờ chất lượng sản phẩm của nhiều DN thời gian qua đã được khách hàng trong nước tin dùng, thêm vào đó là các DN đã đầu tư đáng kể cho thị trường nội địa với chất lượng, mẫu mã, thiết kế, kênh phân phối, thương hiệu không ngừng được nâng cao và tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng của mình, đem lại một diện mạo mới cho thị trường, tăng doanh thu trong nước. Chỉ riêng Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), doanh thu trong nước năm 2011 đạt 17.200 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ năm trước. Hệ thống Vinatex Mart có 60 siêu thị và điểm bán hàng được phân bố trên 24 tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2012, hệ thống Vinatex Mart phấn đấu đạt hơn 70 siêu thị và điểm bán.
Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty may Nhà Bè Phạm Phú Cường, DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra mức giá sản phẩm hợp lý. Trước tiên tạo dựng uy tín cho những mặt hàng truyền thống, tiếp đó, trên cơ sở nhu cầu thị trường, từng bước đầu tư phát triển các mặt hàng mới, theo đúng sở trường của mình. Năm 2012, may Nhà Bè tiếp tục đầu tư cho thị trường trong nước theo ba dòng sản phẩm. Sản phẩm trung bình chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nông thôn, hai dòng sản phẩm trung bình cao và cao cấp chủ yếu cho nhu cầu thành thị. DN này phấn đấu đạt doanh thu nội địa 420 tỷ đồng, trong đó 85% doanh số tiêu thụ cho hai dòng sản phẩm trung bình và trung bình cao.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Đồng Nai Bùi Thế Kích cho rằng, một trong những khó khăn mà các DN dệt may gặp phải trong việc phát triển hệ thống phân phối là không tìm được mặt bằng mở cửa hàng tại các thành phố lớn vì chi phí thuê mặt bằng quá cao, trong khi năng lực tài chính của DN hạn chế. Do đó, DN cần tính toán kỹ lưỡng khi đầu tư mở các cửa hàng phân phối tại khu vực thành thị, nếu không, chi phí thuê mặt bằng sẽ làm giá thành sản phẩm tăng cao, khó có thể cạnh tranh với các phẩm cùng loại trên thị trường.
Một số nhãn hiệu của nhiều DN trong nước như Sanciaro, Manhattan, Vee Sandy, Sanding, Vera, WOW,… có thể tự hào cạnh tranh ngay tại sân nhà với các thương hiệu đã được khẳng định như: Esprit, Scada, Mango, Bosnia, Piere Cardin… Hàng Việt Nam tại thị trường nông thôn lâu nay sức cạnh tranh chưa cao thì giờ đây đã có những dấu hiệu đáng mừng. Nhiều DN đã đưa ra những dòng sản phẩm có giá bán phù hợp người tiêu dùng nông thôn như sản phẩm tất Dệt kim Hà Nội, quần áo Dệt kim Đông Xuân, áo sơ-mi nam nữ của các tổng công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Đức Giang, Phương Đông…
Trong phân khúc thị trường cao cấp, nhiều DN đưa ra những dòng sản phẩm thời trang khẳng định đẳng cấp của mình và ngay khi xuất hiện trên thị trường đã có mức độ tiêu thụ mạnh, thị phần ngày càng mở rộng. Nhiều dòng sản phẩm mới mang tính đột phá, khác biệt với những sản phẩm khác trên thị trường chính là chìa khóa để DN khai thác hiệu quả thị trường trong nước.
Phát triển thị trường
Phân tích tiềm năng của thị trường trong nước, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐTV Vinatex Vũ Đức Giang cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh, hấp dẫn kinh doanh bán lẻ tăng với tốc độ trung bình từ 18 đến 23%/năm. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã kích thích các nhà sản xuất trong nước hướng tới thị trường trong nước. Việc Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng) đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu xơ sợi của dệt may Việt Nam, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn xơ sợi nhập khẩu. Từ đó, DN vừa chủ động trong sản xuất vừa tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn những yếu điểm cần khắc phục. Đó là cơ cấu, chất lượng chuỗi liên kết sợi – dệt – nhuộm hoàn tất – may còn yếu; ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng; 70% số nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia tăng không cao; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều giữa các vùng, miền khiến công tác tuyển dụng nhân lực gặp rất nhiều khó khăn; vấn đề vay vốn cũng khó khả thi do lãi suất cho vay quá cao.
Để bảo đảm hoạt động thương mại trong nước phát triển, tạo điều kiện cho DN mở rộng thị trường trong nước, theo Chủ tịch Vũ Đức Giang, cần có chính sách hỗ trợ vốn cho DN thương mại bảo đảm quỹ dự trữ hàng hóa thích hợp; khuyến khích DN thương mại đầu tư hệ thống bán buôn, bán lẻ, hạ tầng thương mại; tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát, niêm yết giá… để bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, cần sớm đưa ra giải pháp nhằm mục tiêu hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ các DN dệt may tháo gỡ khó khăn về vốn; Thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp thông lệ quốc tế để bảo vệ các DN, người tiêu dùng trong nước và có các chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa dệt may nhập khẩu, hạn chế hàng nhái, hàng nhập lậu; Cho phép các dự án đầu tư hệ thống xử lý nước cấp, nước thải trong các khu công nghiệp của ngành được sử dụng nguồn vốn ODA, hoặc được vay tại Ngân hàng Phát triển; Mở rộng diện tích vùng trồng bông phục vụ sản xuất lên 15 nghìn ha và khuyến khích các DN khai thác, chế biến các cây nguyên liệu có sợi khác để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương… Các DN tiếp tục di dời các nhà máy may về các vùng thị tứ, nông thôn nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ, giải quyết bài toán thiếu hụt lao động và bảo đảm đời sống tinh thần cũng như vật chất, nhằm thu hút và giữ chân người lao động.
Theo Nhandan
Ý kiến ()