tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2045/d1d946f55febf6c8d1a1d6fde69799e9_L.jpg” border=”0″ alt=”Báo cáo GAR13 về phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro, thảm họa.” /> – Hơn 50% thiệt hại từ rủi ro, thảm họa chưa được báo cáo; chỉ 14,2% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cách tiếp cận cơ bản đối với quản lý khủng hoảng do thảm họa. Đó là những nét đáng lưu ý trong Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thảm họa (GAR13) của Liên hợp quốc (LHQ).
Theo ước tính, trong tương lai, các khoản đầu tư, kinh doanh trị giá hàng nghìn tỷ USD sẽ được triển khai tại các vùng có nhiều thảm họa thiên nhiên. Trong số đó, có tới 70-85% nguồn vốn là của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, hiểu biết của hầu hết các nhà kinh doanh về mối quan hệ giữa tập quán đầu tư và rủi ro thảm họa lại khá hạn chế.
Ảnh hưởng từ thảm họa tới kinh doanh
Phát biểu khai mạc hội thảo giới thiệu Báo cáo Đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ tủi ro thảm họa (GAR13) với tiêu đề “Tạo ra giá trị chung: Luận chứng hỗ trợ giảm nhẹ rủi ro, thảm hoạ” tổ chức tại Hà Nội chiều 30-5 do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức, ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp thường chưa quan tâm đầy đủ đến khả năng bị rủi ro khi quyết định đầu tư. Chính phủ đang thực hiện chiến lược phòng chống thảm họa hiệu quả nhưng các doanh nghiệp cần lường trước rủi ro và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư”.
Theo ông, những thảm họa quy mô lớn đã xảy ra ở Nhật Bản, Thái-lan năm 2011, hay ở Mỹ năm 2012 đã cho thấy sự ảnh hưởng của chúng với các doanh nghiệp. Động đất, bão, lũ lụt có thể gây thiệt hại cho các nhà máy, công sở cũng như các nguồn tài nguyên, gây gián đoạn hoặc tê liệt quá trình sản xuất, kinh doanh.
Từ những hậu quả đó, GAR13 đã tiến hành khảo sát 1.300 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thành phố dễ bị ảnh hưởng bởi thảm họa ở Mỹ. Những thống kê thu được cho thấy, ba phần tư số doanh nghiệp từng bị gián đoạn kinh doanh do hệ thống điện, viễn thông và cấp nước bị thiệt hại hoặc phá hủy. Điều này cho thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực tư nhân và quốc doanh trong quản lý rủi ro, thảm họa.
Tuy nhiên, cũng theo GAR13, ít nhất 50% thiệt hại trực tiếp từ bão lụt, động đất và hạn hán chưa được đánh giá hết. Ngoài ra, chỉ có 14,2% số các công ty có quy mô lao động ít hơn 100 người có cách tiếp cận cơ bản đối với quản lý khủng hoảng dưới dạng kế hoạch bảo đảm duy trì sản xuất kinh doanh.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp thế giới, GAR13 cũng khuyến cáo rằng, thiệt hại kinh tế liên quan đến thảm họa “vượt tầm kiểm soát” và sẽ còn tăng hơn nữa nếu quản lý rủi ro, thảm họa không trở thành một phần chính trong chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp.
DN Việt Nam cần chủ động quản lý rủi ro
Trình bày tóm tắt báo cáo của GAR13, TS. Jerry Velasquez, điều phối viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Chiến lược quốc tế của LHQ về giảm nhẹ thiên tai (UNISDR) cho rằng, những ảnh hưởng từ rủi ro thảm họa “sẽ nặng nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm thành phần chính tại Việt Nam”. Ông nhấn mạnh: “Với những doanh nghiệp như vậy, chỉ cần một lần chịu tác động từ thảm họa cũng có thể đi tới bờ vực phá sản”.
Ngoài ra, ông Velasquez còn cho rằng: “Các nước có ít khả năng nhất trong việc trang trải các khoản đầu tư bị mất sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất”. Nhắc tới Việt Nam, ông cảnh báo, những thảm họa như hạn hán, ngập lụt có thể “ảnh hưởng nặng nề tới những thứ liên quan” như vấn đề chất lượng nước phục vụ nông nghiệp, an ninh lương thực, các ngành công nghiệp du lịch như khách sạn, dịch vụ.
Từ những phân tích và đánh giá trên, ông Velasquez kết thúc Báo cáo GAR13 với những khuyến cáo cho các doanh nghiệp như: nhận diện, quản lý rủi ro, thảm họa để có được những quyết định đầu tư đúng đắn hơn; thúc đẩy chính phủ tăng cường đầu tư giảm nhẹ rủi ro; coi quản lý rủi ro, thảm họa là một cơ hội phát triển…
Kết thúc tọa đàm, ông Burkhanov, thay mặt UNDP hoan nghênh Việt Nam đã chú trọng đến đánh giá rủi ro trong Dự thảo Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân chủ động hơn trong quản lý rủi ro, thảm họa.
Ông Nguyễn Xuân Diệu, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão T.Ư bày tỏ đồng tình: “Hội nghị sơ kết năm năm thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho thấy, thiệt hại về người giảm 8% so với năm năm trước nhưng thiệt hại về kinh tế lại có xu hướng tăng. Một phần nguyên nhân là khối sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đầy đủ cho việc phòng, tránh, thích nghi với thiên tai”.
Ngoài ra, ông còn đánh gia cao GAR13 đã cung cấp những “thông tin quan trọng” cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia: “Kinh nghiệm và bài học rút ra từ các nước đang phát triển và bị ảnh hưởng bởi thiên tai rất hữu ích cho Việt Nam”.
Theo Nhandan
Theo Nhandan
Ý kiến ()