Doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Sóc Trăng gặp khó "trăm bề"
- Trong khi bài toán thiếu nguyên liệu, vốn vẫn chưa được giải quyết, thì nay giá tôm trên thị trường thế giới bất ngờ giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Sóc Trăng vốn đã khó lại càng khó hơn.Thiếu nguyên liệu, vốn…Rút kinh nghiệm từ thiệt hại ở vụ nuôi tôm năm 2011, năm nay, hầu hết các tỉnh có nghề nuôi tôm trong khu vực đều có sự chuẩn bị khá tốt từ khâu cải tạo ao, xử lý nước, chọn con giống… Thế nhưng, kết quả lại không như mong đợi, khi tình trạng tôm chết hàng loạt vẫn tiếp tục diễn ra tại hầu hết các tỉnh nuôi tôm trong khu vực. Một số tỉnh thiệt hại nặng như: Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre… khiến sản lượng tôm toàn vùng giảm mạnh.Tại Sóc Trăng, tuy diện tích thả nuôi chỉ mới đạt gần 16 nghìn ha, nhưng đã có trên 20% diện tích bị thiệt hại. Do vậy, tiến độ thả nuôi tôm tại Sóc Trăng và các tỉnh bắt đầu chậm lại, một số tỉnh đã ngưng thả giống, nên theo dự báo, tình trạng thiếu hụt...
|
Thiếu nguyên liệu, vốn…
Rút kinh nghiệm từ thiệt hại ở vụ nuôi tôm năm 2011, năm nay, hầu hết các tỉnh có nghề nuôi tôm trong khu vực đều có sự chuẩn bị khá tốt từ khâu cải tạo ao, xử lý nước, chọn con giống… Thế nhưng, kết quả lại không như mong đợi, khi tình trạng tôm chết hàng loạt vẫn tiếp tục diễn ra tại hầu hết các tỉnh nuôi tôm trong khu vực. Một số tỉnh thiệt hại nặng như: Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre… khiến sản lượng tôm toàn vùng giảm mạnh.
Tại Sóc Trăng, tuy diện tích thả nuôi chỉ mới đạt gần 16 nghìn ha, nhưng đã có trên 20% diện tích bị thiệt hại. Do vậy, tiến độ thả nuôi tôm tại Sóc Trăng và các tỉnh bắt đầu chậm lại, một số tỉnh đã ngưng thả giống, nên theo dự báo, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sẽ còn tiếp tục diễn ra vài tháng nữa.
Tổng Giám đốc Công ty CP chế biến thực phẩm Sóc Trăng (Sao Ta), Chủ tịch Ủy ban tôm Vasep Hồ Quốc Lực cho biết, các tỉnh đều thiệt hại nặng nên cả nguồn cung tôm sú và tôm thẻ chân trắng đều thiếu hụt trầm trọng. Để duy trì hoạt động và bảo đảm nguồn hàng giao theo hợp đồng, doanh nghiệp phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ nước ngoài về.
Tổng Giám đốc Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nguồn nguyên liệu dự trữ từ năm 2011 không đủ sức để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu, nhất là đối với tôm sú. Từ đầu năm, doanh nghiệp đã phải xoay xở rất khó khăn để duy trì hoạt động, nhằm giữ chân công nhân và khách hàng.
Theo các doanh nghiệp thủy sản ở Sóc Trăng, thiếu nguyên liệu còn có thể bù đắp bằng cách nhập từ nước ngoài, nhưng thiếu vốn thì doanh nghiệp đành phải “bó tay”. Gánh nặng lãi suất ngân hàng từ những năm qua là một trong những nguyên nhân làm cho “sức đề kháng” của doanh nghiệp trên thị trường đang dần yếu đi, vì chi phí trả lãi suất ngân hàng đã chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ lãi suất cao, doanh nghiệp còn phải tốn khá nhiều chi phí cho khâu kiểm tra và các chi phí đầu vào khác, giá thành tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Giá giảm mạnh
Trong khi những khó khăn nội tại vẫn chưa được giải quyết dứt điểm thì giá tôm trên thị trường thế giới lại sụt giảm mạnh, khiến doanh nghiệp càng thêm khó.
Ông Hồ Quốc Lực phân tích: Trong số các nước nuôi tôm lớn, chỉ có Việt Nam là đang thất mùa. Thái Lan, Indonesia và các nước khu vực Trung Mỹ đang thu hoạch trúng mùa tôm thẻ chân trắng. Riêng Ấn Độ, đến cuối tháng 5 này cũng bước vào vụ thu hoạch và theo dự báo cũng trúng mùa. Tình hình trên đã làm giá tôm thế giới giảm đến 30%. Đây là lý do vì sao nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt mà giá lại giảm. Giá tôm nguyên liệu chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có giá tôm thế giới. Một khi giá tôm thế giới giảm mạnh, giá tôm trong nước buộc phải giảm theo.
Hiện nay, kho dự trữ tôm phục vụ cho xuất khẩu cạn, thiếu nguyên liệu, hết vốn, cộng thêm sức cạnh tranh giảm đã khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” và chưa biết khi nào mới có thể “hồi sinh”. Doanh nghiệp chỉ biết loay hoay tự gỡ khó cho mình bằng cách tiết giảm tối đa những chi phí không cần thiết.
Theo Nhandan
Ý kiến ()