Đoàn kết và ủng hộ các nạn nhân bom mìn và vật nổ chiến tranh
Bom mìn và vật nổ chiến tranh luôn là nỗi sợ hãi, ám ảnh với mọi người dân phải sống trong cảnh xung đột. Thậm chí, rất lâu sau khi kết thúc các cuộc chiến, ngay cả khi hòa bình đã lập lại thì nhiều loại vũ khí vẫn còn ở dưới lòng đất qua nhiều năm, gây thương vong cho những người dân thường vô tội.
Bom mìn và vật nổ chiến tranh luôn là nỗi sợ hãi, ám ảnh với mọi người dân phải sống trong cảnh xung đột. Thậm chí, rất lâu sau khi kết thúc các cuộc chiến, ngay cả khi hòa bình đã lập lại thì nhiều loại vũ khí vẫn còn ở dưới lòng đất qua nhiều năm, gây thương vong cho những người dân thường vô tội.
Bom mìn và các loại vật nổ còn sót lại rất nhiều sau chiến tranh (Ảnh: unmission.org). |
Ngày 8/12/2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố chọn ngày 4/4 hàng năm là Ngày quốc tế Nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn và Hỗ trợ tháo gỡ bom mìn.
Các chính phủ thành viên, các tổ chức dân sự thuộc Liên hợp quốc đều phải được huy động để tạo ra những khuôn khổ pháp lý, xã hội và kinh tế giúp các nạn nhân bom mìn được hưởng quyền của họ và giữ vai trò sản xuất trong xã hội. Các chính phủ thành viên cũng được khuyến khích phê chuẩn mọi công cụ có liên quan tới việc giải trừ quân bị, đảm bảo quyền con người và những quyền có liên quan tới bom mìn, vật nổ còn lại của chiến tranh và những người còn sống sót sau khi chịu sự tàn phá của bom mìn.
Phòng tránh bom mìn là một loạt các hoạt động như: Rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, đánh dấu, khoanh vùng, rào chắn những khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, hoạt động phòng chống bom mìn còn bao gồm các hoạt động: Trợ giúp nạn nhân, hướng dẫn người dân cách thức bảo đảm an toàn trong môi trường có bom mìn, vận động sự tham gia rộng rãi vào các công ước, hiệp ước quốc tế về nạn nhân bom mìn, về xử lý bom mìn, vật nổ còn lại sau chiến tranh.
Chiến dịch “Hãy sẵn sàng bước chân của bạn”
Một hành động mang tính biểu trưng chống lại các tổn thất mà bom mìn gây ra, khẳng định tinh thần đoàn kết với các nạn nhân bom mìn (Ảnh: UN) |
Rất lâu sau khi kết thúc các cuộc chiến, ngay cả khi hòa bình đã lập lại thì nhiều loại vũ khí vẫn còn ở ngầm dưới lòng đất qua nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, gây ảnh hưởng tiêu cực cũng như gây thương vong cho những người dân bước đi phía trên mặt đất. Đó có thể là trẻ em và những người dân thường vô tội.
Để đánh dấu kỷ niệm 14 năm ngày Hiệp ước cấm mìn có hiệu lực, chấm dứt việc sản xuất, sử dụng, lưu trữ và buôn bán mìn, Chiến dịch quốc tế cấm mìn phối hợp với đối tác Fundación Arcangeles đã phát động chương trình hành động quốc tế 2013 “Hãy sẵn sàng bước chân của bạn”. Hãy tham gia vào chiến dịch này và vận động bạn bè của bạn, gia đình bạn và mạng lưới của bạn! Chiến dịch quốc tế cấm mìn đưa ra một lời kêu gọi hành động để khuyến khích sự tham gia của một số lượng lớn nhất có thể người dân trên khắp thế giới.
“Hãy sẵn sàng bước chân của bạn” là một chiến dịch nhằm khuyến khích mọi người dân trên thế giới cùng thực hiện một hành động đơn giản mang tính biểu trưng: Kéo một ống quần hay một tay áo để đấu tranh chống lại các tổn thất mà bom mìn gây ra, đồng thời, khẳng định tinh thần đoàn kết với tất cả những nạn nhân còn sống sót sau khi phải gánh chịu các hậu quả do bom mìn, vật nổ chiến tranh.
Ủ ng hộ một thế giới không còn những nguy hiểm của bom mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh
Trong thông điệp đưa ra nhân ngày kỷ niệm có ý nghĩa này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ: “Loại bỏ sự nguy hiểm do bom mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh gây ra là hoàn toàn cần thiết nếu chúng ta mong muốn thúc đẩy hòa bình, thúc đẩy phát triển, hỗ trợ các nước đang trong quá trình chuyển đổi và cứu lấy các sự sống”.
Theo nhà lãnh đạo Ban Ki-moon, “Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ dưới rất nhiều hình thức cho hàng triệu người sống ở các quốc gia như: Afghanistan, Campuchia, Colombia, Lào, Lebanon và Nam Sudan. Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là kể từ khi Liên hợp quốc phải đối mặt với những tình huống mới, đặc biệt là ở Syria và Mali, nơi mà việc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực đông dân cư để lại những hậu quả ngày càng thảm khốc”.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh: Tôi hoan nghênh việc 161 quốc gia thành viên là các bên tham gia Công ước Ottawa về bom mìn, được thông qua vào năm 1997. Ngoài ra, 111 quốc gia đã ký Công ước về bom chùm, 81 quốc gia nhất trí tham gia Nghị định thư về vật nổ còn lại sau chiến tranh để hướng tới Công ước về Vũ khí vô nhân đạo và 127 quốc gia đã phê chuẩn Công ước về Quyền người khuyết tật. Tôi kêu gọi tham gia rộng rãi vào các điều ước quốc tế quan trọng.
Các chương trình hành động chống bom mìn được Liên hợp quốc thực hiện tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo, hoạt động hòa bình và sáng kiến phát triển. Chiến lược chống mìn của Liên hợp quốc (2013-2018) đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm xây dựng một thế giới an toàn hơn, trong đó, các cá nhân và cộng đồng có thể tiến lên trên con đường phát triển kinh tế – xã hội một cách thanh bình và ổn định, và đặc biệt, các nạn nhân chịu tổn thất do bom mìn sẽ được hòa nhập vào xã hội.
“Liên hợp quốc cam kết mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của vấn đề bom mìn và để khởi động các sáng kiến nhằmloại bỏ chúng trên khắp thế giới. Nhân ngày quốc tế này, chúng tôi tái khẳng định cam kết ủng hộ một thế giới không còn những nguy hiểm của bom mìn và vật nổ còn lại khác của chiến tranh”, Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định.
Dangcongsan
Ý kiến ()