LSO-Sáng ngày 27/1/2010, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do bà Nguyễn Thị Nương-Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo qua chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Dự buổi làm việc có đồng chí Phùng Thanh Kiểm-Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Hoàng Thị Bích Ly-Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Bình-Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh đã báo cáo với đoàn kết quả thực hiện xoá đói, giảm nghèo qua chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xoá đói, giảm nghèo trên địa...
LSO-Sáng ngày 27/1/2010, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do bà Nguyễn Thị Nương-Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo qua chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
Dự buổi làm việc có đồng chí Phùng Thanh Kiểm-Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Hoàng Thị Bích Ly-Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Bình-Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh đã báo cáo với đoàn kết quả thực hiện xoá đói, giảm nghèo qua chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn II chương trình 135, Lạng Sơn có 74 xã được thụ hưởng, từ năm 2006-2009, tổng số vốn Trung ương đã phân bổ cho Lạng Sơn là 330.312 triệu đồng, đã thực hiện 317.624 triệu đồng, đạt 96,16% kế hoạch bao gồm các hợp phần: hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực của cán bộ và cộng đồng; cải thiện đời sống và trợ giúp pháp lý, duy tu, bảo dưỡng công trình. Sau gần 4 năm thực hiện, cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan, chương trình 135 đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển kinh-tế xã hội đồng thời góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn, bản… Qua 4 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, đến năm 2009, Lạng Sơn đã có 13 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 61% xuống còn 49,41%. Tiếp đó, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành đã làm rõ một số vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm: việc xác định hộ nghèo và tính bền vững của công tác xoá đói, giảm nghèo thông qua chương trình 135, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án; tính khả thi của việc thực hiện tiêu chí 100% xã làm chủ đầu tư chương trình 135 đến năm 2010, chỉ tiêu về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất; cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo chương trình 135 với Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia…
Qua làm việc với UBND tỉnh và thực tế giám sát tại 2 xã thực hiện chương trình, Trưởng đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ghi nhận những kết quả mà Lạng Sơn đạt được trong thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, đồng thời chỉ ra một số hạn chế của địa phương: nhiều xã thuộc diện thụ hưởng chưong trình hiện vẫn còn khó khăn về giao thông, nước sinh hoạt, công trình thuỷ lợi; một số cán bộ xã còn hạn chế về năng lực, khoảng cách giữa các xã chương trình 135 còn khá lớn… Trưởng đoàn giám sát lưu ý trong thời gian tới, Lạng Sơn cần đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình 135, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp trong chỉ đạo triển khai chương trình, tập trung cho những xã còn quá khó khăn đồng thời quan tâm thêm cho các xã vừa ra khỏi 135.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh bày tỏ mong muốn Chính phủ và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư cho các tỉnh miền núi nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Về phía địa phương, Lạng Sơn sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực thực hiện có hiệu quả chương trình 135 nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các vùng khó khăn.
Thúy Hường
Ý kiến ()