LSO-Chiều ngày 3/6 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận ở tổ về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai lập Đồ án quy hoạch chung Thủ đô sau khi mở rộng địa giới và báo cáo Quốc hội. Tại buổi thảo luận đã có rất nhiều ý kiến băn khoăn, đồng tình, góp ý, phản biện… xung quanh Đồ án, báo cáo cùng các tài liệu kèm theo của Chính phủ.Các đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng không nên tách rời trung tâm hành chính và trung tâm chính trị như vậy và trên thế giới cũng có ít nước làm như vậy, đặc biệt là phải lý giải được tại sao lại chọn chân núi Ba Vì làm trung tâm hành chính quốc gia. Trục Thăng Long xác định điểm đầu và điểm cuối cần phải có luận cứ khoa học thuyết phục hơn, thậm chí là phải quan...
LSO-Chiều ngày 3/6 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận ở tổ về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai lập Đồ án quy hoạch chung Thủ đô sau khi mở rộng địa giới và báo cáo Quốc hội. Tại buổi thảo luận đã có rất nhiều ý kiến băn khoăn, đồng tình, góp ý, phản biện… xung quanh Đồ án, báo cáo cùng các tài liệu kèm theo của Chính phủ.
Các đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng không nên tách rời trung tâm hành chính và trung tâm chính trị như vậy và trên thế giới cũng có ít nước làm như vậy, đặc biệt là phải lý giải được tại sao lại chọn chân núi Ba Vì làm trung tâm hành chính quốc gia. Trục Thăng Long xác định điểm đầu và điểm cuối cần phải có luận cứ khoa học thuyết phục hơn, thậm chí là phải quan tâm đến cả vấn đề phong thủy, tâm linh. Trục Thăng Long rất dài và theo Đồ án thì rộng tới 120m trong khi đó song song với nó đã có Quốc lộ 32 và đường Láng – Hòa Lạc cũng đang được đầu tư khá hiện đại chỉ cách có 4km thì liệu có hợp lý không. Đồ án tuy có nhắc đến vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa Hà Nội nhưng chưa rõ nét; đây là một vấn đề rất khó nhưng không thể không làm, kể cả việc bảo tồn các di tích di sản của Hà Nội như các kiến trúc cổ “ba mươi sáu phố phường”, các làng nghề, các di sản văn hóa văn hóa phi vật thể. Các đại biểu cũng góp ý không nên xây dựng nhà cao tầng ở nội đô, các khu phố cổ, nhưng cũng đề nghị thành phố phải có giải pháp cụ thể để vừa bảo tồn được các khu phố cổ nhưng cũng tạo điều kiện cho cư dân phố cổ thoát khỏi cảnh sống chật chội, chen chúc khó khăn mà không được phép xây dựng hay cải tạo như hiện nay. Vấn đề được các đại biểu quan tâm lo lắng là nguồn kinh phí để thực hiện rất lớn, nếu ta cứ thực hiện việc xây dựng, đền bù giải phóng như hiện nay thì ngân sách nhà nước không thể chịu nổi khi mà kinh phí đền bù, xây dựng 1 km đường phố lên tới vài trăm tỉ đồng mà phải huy động các nhà đầu tư, thay đổi cơ chế như có địa phương và nhiều nước đã từng làm. Phải giải được bài toán giao thông cho đô thị hiện đại tránh kẹt xe, xây dựng tùy tiện, manh mún. Theo Đồ án thì dự kiến tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ 2010 đến 2050 khoảng 90 tỉ USD. Việc di dời trung tâm hành chính lên chân núi Ba Vì cũng cần cân nhắc đến mối quan hệ không thể tách rời giữa trung tâm chính trị và trung tâm hành chính, vả lại hiện nay một số trụ sở của các bộ, ngành đã được đầu tư xây dựng hiện đại, có một số đã được rời ra khỏi các quận nội đô, nếu một vài chục năm nữa phải di dời thì sẽ lãng phí không cần thiết.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần cho tổng kết các Đồ án cũ để có bài học kinh nghiệm cho Đồ án mới. Có ý kiến cho rằng cần phải lưu ý đến tính pháp lý của việc Quốc hội cho ý kiến vào Đồ án quy hoạch vì đây là vấn đề rất quan trọng. Nên chăng cần phải có một nghị quyết riêng của Quốc hội về vấn đề này vì tầm quan trọng và đảm bảo tính pháp lý của nó để việc thực thi được nghiêm túc. Về tầm nhìn, mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại mà Đồ án nhấn mạnh, một số ý kiến cho rằng Đồ án nên cho yếu tố văn hiến lên trước vì trong văn hiến có đã có văn minh và đương nhiên một đô thị hiện đại phải đảm bảo môi trường và yếu tố xanh đã nằm trong đó, do đó nhấn mạnh văn hiến là hợp lý.
Nguyễn Đặng Ân
Ý kiến ()