LSO-Ngày 1/6, Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận ở tổ về dự án Luật thanh tra (sửa đổi). Các ĐBQH tỉnh đề nghị dự thảo luật sửa đổi lần này phải toàn diện và khắc phục tối đa những hạn chế bất cập của Luật thanh tra năm 2004. Nhiều đại biểu có quan điểm chung rằng, dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) vẫn chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của thanh tra và mối quan hệ của thanh tra với thủ trưởng trong tình huống kết luận thanh tra khác với ý kiến của thủ trưởng, do đó đề nghị dự thảo luật phải quy định rõ hơn thẩm quyền cũng như trách nhiệm của thanh tra và của thủ trưởng các cấp. Sự chồng chéo, không rõ trách nhiệm như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng trông chờ hoặc thực thi nhiệm vụ một cách cầm chừng. Các kết luận thanh tra nhiều khi phụ thuộc vào thủ trưởng hoặc hội đồng tư vấn nên chậm được thực hiện dẫn đến đối tượng bị thanh tra có khi thiệt hại nếu kết luận đó không chính xác hoặc việc thực hiện pháp luật không nghiêm nếu...
LSO-Ngày 1/6, Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận ở tổ về dự án Luật thanh tra (sửa đổi). Các ĐBQH tỉnh đề nghị dự thảo luật sửa đổi lần này phải toàn diện và khắc phục tối đa những hạn chế bất cập của Luật thanh tra năm 2004.
Nhiều đại biểu có quan điểm chung rằng, dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) vẫn chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của thanh tra và mối quan hệ của thanh tra với thủ trưởng trong tình huống kết luận thanh tra khác với ý kiến của thủ trưởng, do đó đề nghị dự thảo luật phải quy định rõ hơn thẩm quyền cũng như trách nhiệm của thanh tra và của thủ trưởng các cấp. Sự chồng chéo, không rõ trách nhiệm như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng trông chờ hoặc thực thi nhiệm vụ một cách cầm chừng. Các kết luận thanh tra nhiều khi phụ thuộc vào thủ trưởng hoặc hội đồng tư vấn nên chậm được thực hiện dẫn đến đối tượng bị thanh tra có khi thiệt hại nếu kết luận đó không chính xác hoặc việc thực hiện pháp luật không nghiêm nếu kết luận đó đúng.
Về công tác cán bộ, các đại biểu đề nghị cần phải có chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng vì công việc thanh tra đòi hỏi phải có chuyên môn sâu nhất định và được đào tạo bài bản về nghiệp vụ công tác thanh tra. Có một thực tế hiện nay là có nhiều người có bằng cấp chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm nhưng không muốn vaò công tác tại các cơ quan thanh tra. Các đại biểu cũng đề nghị nên tái cấu trúc lại hệ thống các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực theo hướng thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với các cơ quan khác. Ví dụ như quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 14 của dự thảo để tránh chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Đại biểu đề nghị ở địa phương cần tăng cường các cuộc thanh tra liên ngành; tăng cường lực lượng và thẩm quyền cho Thanh tra Chính phủ và thanh tra cấp tỉnh vì trên thực tế có tình trạng khá phổ biến là kết luận thanh tra của cấp trên thì được thực hiện nghiêm túc, triệt đê, còn kết luận thanh tra đồng cấp ít được thực hiện.
Cũng nhiều ý kiến cho rằng tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân hiện nay rất hình thức, cần có quy định cụ thể để khắc phục tình trạng này và đã sửa đổi thì cũng sửa đổi luôn và đưa vào luật không quy định như Điều 64 dự thảo “Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra nhân dân ngày 15 tháng 6 năm 2004”.Dự thảo lần này cũng đề cập đến thành lập tổng cục, cục, chi cục phình thêm bộ máy, biên chế không cần thiết và chưa chắc đã giải quyết được tình trạng hiện nay mà lại không phù hợp với xu hướng cải cách hành chính.
Dự thảo cũng còn sự mâu thuẫn giữa quyền năng của thủ trưởng bộ, ngành với thanh tra, các đại biểu đề nghị luật chỉ nên quy định thủ tục, trình tự thanh tra, còn thẩm quyền cụ thể nên quy định tại một nghị định của Chính phủ để giao quyền năng cho thanh tra cho từng thời điểm cụ thể. Về hiệu lực của kết quả thanh tra nhiều ý kiến đề nghị nên quy định rõ khi kết luận thanh tra không trùng với quan điểm của thủ trưởng thì có chế tài cụ thể hơn vì như hiện nay quy định là báo cáo cấp trên nhưng vẫn không được xem xét hoặc quy định nếu kết luận của thanh tra không chính xác làm ảnh hưởng đến đơn vị bị thanh tra thì đoàn thanh tra hoặc cơ quan phải chịu trách nhiệm.
Nguyễn Đặng Ân
Ý kiến ()