LSO-Ngày 2/6, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tại tổ 4, cùng dự có Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. Dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần đầu và sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới (Luật khoáng sản được ban hành năm 1996 có hiệu lực từ 01/9/1996 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005).Đa số các ý kiến đều đồng tình với chủ trương và các nội dung sửa đổi của dự án luật, đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo và Chính phủ. Luật sửa đổi lần này phải hạn chế được tình trạng khai thác tự phát, tận thu khoáng sản; khắc phục các bất cập hiện có và quản lý có hiệu quả hơn mà không lãng phí, mất tài nguyên. Việc khai thác phải đảm bảo môi trường, hoàn thổ, không ảnh hưởng đời sống nhân dân trong khu vực hoạt động khai thác khoáng sản. Đại biểu đề nghị dự thảo luật nên quy định tập trung thẩm quyền quy hoạch cấp phép vào một cơ quan nhất...
LSO-Ngày 2/6, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tại tổ 4, cùng dự có Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. Dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần đầu và sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới (Luật khoáng sản được ban hành năm 1996 có hiệu lực từ 01/9/1996 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005).
Đa số các ý kiến đều đồng tình với chủ trương và các nội dung sửa đổi của dự án luật, đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo và Chính phủ. Luật sửa đổi lần này phải hạn chế được tình trạng khai thác tự phát, tận thu khoáng sản; khắc phục các bất cập hiện có và quản lý có hiệu quả hơn mà không lãng phí, mất tài nguyên. Việc khai thác phải đảm bảo môi trường, hoàn thổ, không ảnh hưởng đời sống nhân dân trong khu vực hoạt động khai thác khoáng sản. Đại biểu đề nghị dự thảo luật nên quy định tập trung thẩm quyền quy hoạch cấp phép vào một cơ quan nhất định; quy định chặt chẽ việc phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản tránh tình trạng chảy máu tài nguyên không thể tái tạo. Nhiều đại biểu cho rằng thẩm quyền thăm dò, quy hoạch, khai thác chế biến khoáng sản giao cho nhiều bộ thì sẽ phân tán khó quy trách nhiệm và chồng chéo mà chỉ nên giao cho Bộ Tài nguyên – Môi trường thống nhất làm đầu mối quản lý.
Về việc đấu giá, các đại biểu Quốc hội cho rằng quy định như dự thảo cũng có nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng và đề nghị quy định Bộ Tài chính phải thẩm định giá để làm cơ sở đấu giá. Dự thảo quy định việc chuyển nhượng tại các điều 43, 56 có thể dẫn đến tình trạng đấu thầu giá thấp sau đó bán lại giá cao để kiếm lời. Để đấu giá sát thì cần bổ sung quy định sau khi trúng thầu phải thực hiện trong một thời gian nhất định thì mới được chuyển nhượng hoặc nếu giá chuyển nhượng cao hơn đấu giá 10% trở lên thì phải có nghĩa vụ nộp ngân sách như thế nào cho hợp lý. Cũng còn ý kiến băn khoăn dự thảo luật chưa nêu rõ việc xử lý sai phạm như thế nào, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và người khai thác như thế nào trong hoạt động khoáng sản.
Về quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có tài nguyên khoáng sản cũng thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Thực tế nhiều địa phương không mặn mà với việc khai thác khoáng sản trên địa bàn mình vì nguồn thu cho ngân sách không được bao nhiêu, trong khi phải đối mặt với nhiều hệ lụy môi trường tự nhiên và xã hội như ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi sinh, đất canh tác, cơ sở hạ tầng xuống cấp, tệ nạn xã hội, việc làm…do đó cần phải bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước và người dân nơi có khoáng sản. Khắc phục tình trạng này, đại biểu đề nghị quy định phải kết hợp khai thác với trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa đường xá, cơ sở hạ tầng chứ không kêu gọi hô hào khuyến khích chung chung. Mặt khác phải khuyến khích ưu tiên khai thác chế biến sâu tại nơi khai thác, tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với chính sách thuế hiện nay; thuế suất đối với khoáng sản đã chế biến cao hơn xuất thô vô hình chung không khuyến khích chế biến sâu.
Nhiều đại biểu đề nghị dự thảo luật cần có tầm nhìn xa hơn như bổ sung các hành vi bị cấm khi khai thác, tận thu khoáng sản không đúng chủng loại đã ghi trong giấy phép khai thác. Sở dĩ như vậy vì có tình trạng lách luật; một số doanh nghiệp xin khai thác một loại khoáng sản nhưng tại tận thu khoáng sản khác có giá trị cao ở khu vực khai thác đó hoặc lẫn trong khoáng sản được ghi trong giấy phép. Đề nghị bổ sung thêm các khu vực cấm và tạm thời cấm khai thác, hoạt động khoáng sản là những nơi đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ, những dòng sông gần khu vực dân cư để đảm bảo an ninh lương thực và đảm bảo an toàn cho khu dân cư.
Nguyễn Đặng Ân
Ý kiến ()