LSO-Thực hiện chương trình làm việc trước kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, ngày 13 và 14/10/2011, đồng chí Trần Thị Hoa Sinh, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã đi khảo sát tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non (GVMN) trên địa bàn huyện Cao Lộc. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT; HĐND, UBND, phòng GD huyện Cao Lộc.Tại các trường MN Ba Sơn, Xuất Lễ (xã Xuất Lễ), MN Hải Yến (xã Hải Yến), MN Hoa Đào (thị trấn Cao Lộc), đoàn đã đi sâu tìm hiểu về tình hình triển khai thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015, về chất lượng đội ngũ GV, công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ GVMN. Vượt qua rất nhiều khó khăn về tình trạng thiếu GVMN, các nhà trường đã cố gắng nâng cao tỷ lệ huy động, cải tiến công tác nuôi dạy, đảm bảo nâng cao chất lượng của cấp...
LSO-Thực hiện chương trình làm việc trước kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, ngày 13 và 14/10/2011, đồng chí Trần Thị Hoa Sinh, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã đi khảo sát tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non (GVMN) trên địa bàn huyện Cao Lộc. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT; HĐND, UBND, phòng GD huyện Cao Lộc.
Tại các trường MN Ba Sơn, Xuất Lễ (xã Xuất Lễ), MN Hải Yến (xã Hải Yến), MN Hoa Đào (thị trấn Cao Lộc), đoàn đã đi sâu tìm hiểu về tình hình triển khai thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015, về chất lượng đội ngũ GV, công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ GVMN.
Vượt qua rất nhiều khó khăn về tình trạng thiếu GVMN, các nhà trường đã cố gắng nâng cao tỷ lệ huy động, cải tiến công tác nuôi dạy, đảm bảo nâng cao chất lượng của cấp GDMN. Tuy vậy, số giáo viên hợp đồng ở các nhà trường còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (Trường MN Ba Sơn là 58%, trường MN Xuất Lễ là 30%, trường MN Hải Yến 50%, trường MN Hoa Đào 55%). Ngoài phần tiền công cố định được trả theo hợp đồng, các cô giáo không được khoản nào khác, kể cả phụ cấp ưu đãi. Vì vậy thu nhập rất thấp, ở vùng biên giới như trường MN Ba Sơn, sau khi trừ BHYT, BHXH, các cô giáo hợp đồng chỉ còn được lĩnh 1,9 triệu đồng; ở trường MN Hoa Đào chỉ còn được lĩnh trên 1,6 triệu đồng.
Với sự khó khăn về đường sá, điều kiện đi lại, ăn ở, và sự thiếu công bằng giữa giáo viên hợp đồng và biên chế, nhiều cô giáo (trong đó có cả cán bộ) đã bỏ việc. Nhiều GVMN đã hợp đồng từ 5,6 năm nay, thậm chí 8 năm, song vẫn không được vào biên chế, vì vậy họ không an tâm công tác. Mặt khác, thu nhập của đội ngũ cô nuôi cũng rất thấp, trung bình khoảng 1 triệu đồng/tháng; đặc biệt như các cô nuôi ở trường MN Hoa Đào, sau khi trừ các khoản BH, chỉ còn được lĩnh 998 ngàn đồng/ tháng.
Thay mặt đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ CBGV các nhà trường đã vượt qua muôn vàn khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; ghi nhận những kiến nghị của các nhà trường về chế độ chính sách đối với GVMN nói chung, giáo viên trong diện hợp đồng và cô nuôi nói riêng.
Tại các nhà trường nơi đoàn đến khảo sát, đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã tặng quà cho các cháu học sinh MN.
MH
Ý kiến ()