Thứ 2, 24/02/2025 11:29 [(GMT +7)]
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận ở tổ
Thứ 4, 09/11/2011 | 16:32:00 [(GMT +7)] A A
Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào các nội dung như: thẩm định giá của Nhà nước; về địa vị pháp lý, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định giá; về nguyên tắc hướng dẫn thi hành và một số nội dung cụ thể của các điều luật.
LSO-Tiếp tục ngày làm việc thứ 14, kỳ họp thứ 2, Quốc khóa XIII, chiều ngµy 08/11/2011, các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) làm việc tại các tổ thảo luận cho ý kiến vào dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật giá. Tham gia thảo luận cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn có Đoàn ĐBQH tỉnh S ơn La, Kon Tum, Qu ả ng Trị và Tây Ninh .
Đối với dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, các đại biểu Quốc hội tỉnh cũng như các đại biểu trong tổ thảo luận đều khẳng định việc ban hành Luật là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua, tiến tới xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của xã hội và cá nhân, từng bước hình thành thói quen tôn trọng pháp luật. Các đại biểu Quốc hội cũng nhất trí với quan điểm xây dựng Luật phải nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), tạo chuyển biến căn bản, bền vững về hiệu quả của hoạt động PBGDPL; phải xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội cho công tác PBGDPL. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, dự án Luật quy định còn chung chung, khó thực hiện.
Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Thế Tuy – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị dự án luật cần quy định rõ trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện Luật và quy định rõ về công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở…. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị cần quan tâm tuyên truyền, PBGDPL cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới và đưa quy định đưa công tác PBGDPL vào trường học thành một môn học; về hình thức PBGDPL cần chú trọng đến hình thức phổ biến qua các phương tiện truyền thông, mạng Internet,… Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào các nội cụ thể của các điều luật. Về dự án Luật giá, các đại biểu Quốc hội tỉnh cũng nhất trí với quan điểm xây dựng Luật phải thể chế hóa đúng đắn đường lối, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước theo hướng, một mặt, bảo đảm vai trò của Nhà nước trong quản lý, điều tiết giá cả và thị trường chủ yếu thông qua các biện pháp kinh tế.
Mặt khác, các quy định của Luật phải phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và ổ định đời sống nhân dân. Về tên gọi của Luật, đa số ý kiến nhất trí với tên gọi như dự thảo Luật; về bình ổn giá, có ý kiến đề nghị cần bổ sung biện pháp kiểm soát, cơ chế xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện, đồng thời có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá. Về thẩm quyền quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá, có ý kiến đề nghị giao cho UBND cấp tỉnh quyết định là phù hợp nhằm tạo cơ chế cho địa phương chủ động thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào các nội dung như: thẩm định giá của Nhà nước; về địa vị pháp lý, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định giá; về nguyên tắc hướng dẫn thi hành và một số nội dung cụ thể của các điều luật.
Quang Thọ

Poll
Ý kiến ()