LSO - Ngày 24/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lạng Sơn đã thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thừa Thiên - Huế và Sơn La. Đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, ĐBQH tỉnh Hà Nam tham dự buổi thảo luận. Đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận ở tổCác ĐBQH trong tổ cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên về tổng quan các đại biểu cho rằng báo cáo phân tích chưa sâu sát về những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến một số chỉ tiêu chưa đạt được nhất là những nguyên nhân chủ quan. Các đại biểu đi sâu phân tích về những chỉ tiêu chưa đạt và những nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ và...
LSO – Ngày 24/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lạng Sơn đã thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thừa Thiên – Huế và Sơn La. Đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, ĐBQH tỉnh Hà Nam tham dự buổi thảo luận.
Đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận ở tổ
Các ĐBQH trong tổ cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên về tổng quan các đại biểu cho rằng báo cáo phân tích chưa sâu sát về những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến một số chỉ tiêu chưa đạt được nhất là những nguyên nhân chủ quan. Các đại biểu đi sâu phân tích về những chỉ tiêu chưa đạt và những nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành. Một số vấn đề giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển nền kinh tế chưa được báo cáo của Chính phủ nêu rõ là nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách cho phát triển. Cải cách hành chính chưa đạt kết quả như mong muốn, nhiều thủ tục rườm rà, chậm trễ. Nhiều vấn đề xã hội đặt ra như an ninh trật tự khu vực nông thôn, vấn đề tôn giáo, văn hóa, giáo dục còn nhiều bức xúc; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường; vấn đề hàng hóa nông sản Trung Quốc chất lượng kém tràn vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn.
Các đại biểu cho rằng báo cáo cần đề ra được các giải pháp cụ thể tập trung giải quyết nợ xấu của ngân hàng, giải quyết hàng tồn kho, kích thích sản xuất, kích thích thị trường bất động sản. Muốn như vậy phải phân tích nguyên nhân của nợ xấu, tiêu chí thế nào là nợ xấu, xác định rõ số lượng hàng tồn kho vì số liệu tính qua ngân hàng có thể là ảo, nhập khống, xuất khống…
Đại biểu Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn chỉ rõ báo cáo của Chính phủ cũng cần đánh giá nghiêm túc những hạn chế khiếm khuyết để có các giải pháp khắc phục. Tình trạng một số doanh nghiệp khó khăn thiếu vốn, không tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng, sản xuất cầm chừng dẫn đến nợ thuế cũng cần có các giải pháp cụ thể của Chính phủ để tháo gỡ kịp thời như có cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; Phải có cơ quan giám sát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo hiệu quả, lành mạnh.
Đại biểu Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương phân tích một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô rất khó đánh giá vì không có tính định lượng. Một số chỉ tiêu có tính định lượng của báo cáo đã được đánh giá sát và có một số chỉ tiêu tăng so với các năm trước như dự trữ ngoại hối, tỷ giá đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định trong thời gian dài thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu. Về vấn đề các địa phương nhất là các tỉnh vùng núi xây dựng thủy điện nhỏ tràn lan mà chưa cân nhắc lợi hại dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội chưa kể một số dự án dang dở do thiếu vốn, đại biểu cho rằng các địa phương cần phải kiên quyết trong việc phê duyệt dự án và xây dựng quy hoạch phù hợp.
Về an sinh xã hội, đại biểu Nguyễn Lâm Thành lo lắng đời sống của người làm công ăn lương và đời sống bà con các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Chính phủ cần có các giải pháp để hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho bà con dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để bà con ổn định đời sống. Chương trình 135 cũng cần được điều chỉnh lại trong năm 2013, tăng suất đầu tư cho các xã vùng III, mức như hiện nay là chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Về vấn đề phân bổ ngân sách, đại biểu đề nghị Chính phủ cần xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu phát triển và nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia để có thể lồng ghép, đầu tư không dàn trải mà lại hiệu quả. Về thị trường bất động sản cũng cần có các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tránh để đồng vốn bị “chôn” ở bất động sản, để cho người có thu nhập thấp có thể mua được nhà ở.
Ý kiến ()