Đình Lập: Từng bước nâng cao hiệu quả vụ đông
LSO - 2 năm trở lại đây, Đình Lập mới tiến hành sản xuất vụ đông. Diện tích chẳng nhiều nhặn gì, mỗi năm chỉ độ dăm chục ha. Thế nhưng đây cũng là cả một bước ngoặt lớn đối với địa phương. Với mạng lưới thủy lợi ngày càng được củng cố, Đình Lập hoàn toàn có thể mở rộng thêm diện tích sản xuất vụ 3. Nông dân Đình Lập làm đất gieo trồng vụ đôngĐiều kiện giao thông khó khăn và tập quán canh tác còn nhiều hạn chế là lực cản lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp của Đình Lập. Trong khi sản xuất vụ đông là cơ hội rất lớn cho nhà nông sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập thì việc gieo trồng vụ 3 vẫn còn khá xa lạ đối với người dân địa phương. Nếu nói là rước đây nhân dân trong huyện không sản xuất vụ 3 thì chưa chính xác, nhưng thực chất những diện tích đưa vào rất nhỏ lẻ và cũng chỉ trồng dăm loại rau màu tự cung, tự cấp là chính. Sau thất bại của vụ mùa năm 2011 do gặp...
LSO – 2 năm trở lại đây, Đình Lập mới tiến hành sản xuất vụ đông. Diện tích chẳng nhiều nhặn gì, mỗi năm chỉ độ dăm chục ha. Thế nhưng đây cũng là cả một bước ngoặt lớn đối với địa phương. Với mạng lưới thủy lợi ngày càng được củng cố, Đình Lập hoàn toàn có thể mở rộng thêm diện tích sản xuất vụ 3.
Nông dân Đình Lập làm đất gieo trồng vụ đông
Điều kiện giao thông khó khăn và tập quán canh tác còn nhiều hạn chế là lực cản lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp của Đình Lập. Trong khi sản xuất vụ đông là cơ hội rất lớn cho nhà nông sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập thì việc gieo trồng vụ 3 vẫn còn khá xa lạ đối với người dân địa phương. Nếu nói là rước đây nhân dân trong huyện không sản xuất vụ 3 thì chưa chính xác, nhưng thực chất những diện tích đưa vào rất nhỏ lẻ và cũng chỉ trồng dăm loại rau màu tự cung, tự cấp là chính. Sau thất bại của vụ mùa năm 2011 do gặp hạn và rét cuối vụ, các cấp, ngành trên địa bàn huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm tăng mạnh diện tích các loại cây trồng vụ đông. Tất nhiên nếu chỉ tuyên truyền suông thì sẽ rất khó, giải pháp được đưa ra là phải chủ động kêu gọi các doanh nghiệp liên kết sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Bà Mông Thị Loan, Phó Phòng NN&PTNT huyện cho biết: giải pháp đưa ra là vậy, nhưng thực hiện không phải dễ. Còn nhớ cách đây 2 năm, khi cơ quan chuyên môn của huyện đã liên hệ được với doanh nghiệp ứng trước giống, phân bón và ký cả hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân mà huyện không thể triển khai được. Một mặt do thời điểm triển khai đã muộn so với thời vụ, mặt khác do nhận thức của nông dân còn nhiều hạn chế.Trong vụ đông 2011-2012, Phòng NN&PTNT huyện tiếp tục liên hệ với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Trung ương. Rút kinh nghiệm của lần trước, lần này công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký thực hiện được triển khai sớm hơn. Cùng với đó là phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng khoai tây giống mới. Đồng thời UBND huyện đã quyết định trích kinh phí sự nghiệp nông nghiệp trợ giá giống cho người dân với mức 10.000 đồng/kg khoai tây giống. Với nỗ lực cao, vụ đông năm trước, toàn huyện triển khai được 2ha khoai tây giống mới tại xã Đình Lập. Đây có thể nói là hình thức liên kết sản xuất đầu tiên của nông dân Đình Lập với doanh nghiệp trong vụ 3.
Ông Sái Văn Thăng, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Lập bộc bạch: vì mới thực hiện nên năng suất chưa được như mong muốn, nhưng với giá thu mua của doanh nghiệp, người nông dân vẫn có lãi. Thực chất khi triển khai chương trình này, một số hộ gia đình đã đăng ký triển khai, nhưng khi đưa giống đến nơi, họ lại đổi ý, không thực hiện. Để giải quyết tình hình, UBND xã đã linh động, huy động một số cán bộ xã nhận giống và triển khai trồng để làm mô hình tập thể. Đây có thể coi là cách giải quyết rất hợp lý, cán bộ làm gương triển khai trước. Với thành công của mô hình này, năm nay, xã tiếp tục đề nghị Phòng NN&PTNT liên hệ giúp để triển khai. Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện, hiện Phòng đã liên hệ với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Trung ương. Dự kiến diện tích liên kết sản xuất có thể sẽ lên tới 10ha.
Nếu so với Tràng Định, Lộc Bình, thì 10ha khoai tây là rất nhỏ. Nhưng đối với Đình Lập thì đây là bước khởi đầu, đặt nền móng cho sản xuất hàng hóa trong vụ đông. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì ngoài việc một số hộ đăng ký nhưng đến khi đưa giống xuống lại không nhận, thì đã xuất hiện hiện tượng người nông dân liên kết với doanh nghiệp, nhưng khi thu hoạch đã bán sản phẩm ra bên ngoài. Đây là những hạn chế mà Đình Lập cần phải có giải pháp khắc phục để có thể tạo ra mối liên kết sản xuất bền vững ngay từ thời điểm ban đầu. Xuất phát điểm thấp, sản xuất đi sau các địa phương khác khá xa nên Đình Lập phải tận dụng triệt để những cơ hội, có như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất vụ đông, tạo nền móng để tính tới những mục tiêu xa hơn là hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()