LSO-Đình Lập là một huyện vùng cao, biên giới tổng diện tích tự nhiên hơn 118.279 ha, nhưng chỉ có hơn 3.500 ha là đất nông nghiệp, còn lại là đồi núi, vậy làm thế nào để Đình Lập vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no ở dải đất vùng biên này?. Đó là câu hỏi mà nhiều năm qua, Đảng bộ huyện Đình Lập luôn tìm cách giải đáp. Chăm sóc vườn ươm phục vụ trồng rừng ở huyện Đình Lập Ảnh: M.V.HTừ vị thế, tiềm năng và lợi thế của một huyện miền núi, trong những năm qua Đảng bộ huyện luôn xác định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản... coi đây là bước đột phá để phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và bền vững. Vì vậy, hàng năm Ban chấp hành Đảng bộ huyện luôn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách về đất đai; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chuyển giao ứng dụng tiến bộ...
LSO-Đình Lập là một huyện vùng cao, biên giới tổng diện tích tự nhiên hơn 118.279 ha, nhưng chỉ có hơn 3.500 ha là đất nông nghiệp, còn lại là đồi núi, vậy làm thế nào để Đình Lập vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no ở dải đất vùng biên này?. Đó là câu hỏi mà nhiều năm qua, Đảng bộ huyện Đình Lập luôn tìm cách giải đáp.
|
Chăm sóc vườn ươm phục vụ trồng rừng ở huyện Đình Lập Ảnh: M.V.H |
Từ vị thế, tiềm năng và lợi thế của một huyện miền núi, trong những năm qua Đảng bộ huyện luôn xác định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản… coi đây là bước đột phá để phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và bền vững. Vì vậy, hàng năm Ban chấp hành Đảng bộ huyện luôn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách về đất đai; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; triển khai thực hiện các dự án trồng rừng. Nhờ đó cho đến nay, tổng diện tích trồng rừng của Đình Lập hiện có đã lên đến 29.460 ha, (chiếm hơn 60% diện tích cây thông của toàn tỉnh), nâng độ che phủ rừng lên 45% đạt chỉ tiêu, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 21, (nhiệm kỳ 2005-2010), đề ra.
Ngày nay, đến với bất cứ vùng quê nào trên đất Đình Lập, ở đâu cũng thấy một màu xanh ngút ngàn của rừng, màu xanh ấy, chủ yếu là rừng thông mã vĩ. Cây thông xanh tốt bốn mùa, hợp với vùng đất khô cằn, khí hậu khắc nghiệp của vùng đồi nhiều, ruộng ít. Đã nhiều năm nay, người dân Đình Lập gắn bó với cây thông, nhờ đó nhiều rừng thông nay đã được khai thác đang từng bước góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây. Ở hầu hết các thôn bản ở các xã vùng sâu, vùng biên giới bà con nông dân đều ích cực tham gia các dự án trồng rừng, trông cây ăn quả. Điển hình như xã Bính Xá, thuộc diện đặc biệt khó khăn, có 14 thôn bản, có hơn 600 hộ dân, với 3.200 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên của xã có hơn 143 km2, trong đó diện tích trồng lúa chỉ có hơn 200 ha còn lại là đồi núi. Thời gian qua, xã được đầu tư từ các chương trình dự án trồng rừng như: dự án Việt- Đức, 327, dự án 661…nên đến nay nhiều khu rừng chủ yếu là cây thông đã được phủ kín. Bình quân mỗi hộ dân trồng được từ năm đến sáu ha rừng thông. Cá biệt có hộ gia đình như: Hoàng Văn Hạnh, Hoàng Văn Tàn, ở thôn Khẩu Nua trồng hơn 50 ha, mỗi năm cho thu nhập khoảng từ 40 đến 50 triệu đồng chủ yếu khai thác nhựa và gỗ thông… Đời sống của bà con nay đã đổi thay rất nhiều, hơn 99% số hộ dân có điện thắp sáng; nhà nào cũng có xe máy, có phương tiện nghe nhìn. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp vào nghiên cứu, đầu tư cho các dự án trồng thông, đây là một hướng làm giàu của xã. Ở thị trấn Đình Lập có một khu dân cư được hình thành từ hơn 24 năm nay, người dân trong vùng gọi là làng lâm nghiệp Còn Đuống, 100% số hộ trong làng đều là công nhân lâm nghiệp. Những năm qua, các hộ này nhận quản lý hơn 1.798 ha rừng, trong đó có hơn 1.300 ha rừng thông, mỗi năm cho khai thác hơn 100 tấn nhựa thông, hàng nghìm mét khối gỗ. Nhờ gắn bó với rừng, nên đời sống của các hộ gia đình ở Còn Đuống ngày càng nâng cao.
|
Chế biến gỗ rừng trồng ở doanh nghiệp Nguyễn Toàn – Ảnh: Đ.B |
Thấy được hiệu quả từ việc phát triển kinh tế đồi rừng, từ năm 1999, HĐND huyện Đình Lập đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây thông, giao đất, giao rừng cho các đơn vị, hộ gia đình kinh doanh, quản lý khai thác và bảo vệ rừng. Đặc biệt là trong báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ lần thứ 22, (nhiệm kỳ 2010-2015), Đảng bộ huyện Đình Lập đã đề ra mục tiêu tổng quát: Phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để đưa Đình Lập phát triển bền vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định…Theo đó trong nhiệm kỳ tới, huyện phấn đấu trồng 38.650 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 là 52%; khai thác gỗ trồng 20.000 m3/ năm…Để đạt được mục tiêu này, Đảng bộ Đình Lập đề ra các giải pháp đó là: Phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, quan tâm thu hút đầu tư triển khai các dự án trồng rừng, tập trung trồng rừng theo hướng phát triển bền vững, đồng thời tích cực tu bổ, chăm sóc bảo vệ rừng tái sinh diện tích rừng hiện có. Huyện xác định lâm nghiệp là lĩnh vực mũi nhọm trong đẩy mạnh tăng cường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông nghiệp thôn theo hướng nâng cao hiệu quả, thúc đẩy sản xuất hàng hóa; gắn sản xuất với bảo quản chế biến và thị trường tiêu thụ; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung trên cơ sở bố trí, sử dụng đất đai có hiệu quả.
Hùng Tráng
Ý kiến ()