LSO-Là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, Đình Lập có vị trí thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài nước. Trong những năm qua, thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, các cấp, ngành trong huyện đã tổ chức triển khai có hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Trước yêu cầu về phát triển trong xu thế hội nhập, huyện đã xác định: với tiềm năng, thế mạnh về đất đai và lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, trong những năm tới huyện Đình Lập sẽ tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, tập trung trồng rừng theo hướng phát triển bền vững.Chăm sóc vườn thông tại thôn Cáy Khuế xã Cường Lợi, huyện Đình Lập - Ảnh: M.V.HTính đến cuối năm 2010, toàn huyện có tổng diện tích rừng trồng là 29.460 ha, trong đó giai đoạn 2006-2010...
LSO-Là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, Đình Lập có vị trí thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài nước. Trong những năm qua, thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, các cấp, ngành trong huyện đã tổ chức triển khai có hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Trước yêu cầu về phát triển trong xu thế hội nhập, huyện đã xác định: với tiềm năng, thế mạnh về đất đai và lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, trong những năm tới huyện Đình Lập sẽ tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, tập trung trồng rừng theo hướng phát triển bền vững.
|
Chăm sóc vườn thông tại thôn Cáy Khuế xã Cường Lợi, huyện Đình Lập – Ảnh: M.V.H |
Tính đến cuối năm 2010, toàn huyện có tổng diện tích rừng trồng là 29.460 ha, trong đó giai đoạn 2006-2010 đã trồng mới được 8,75 nghìn ha, nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 45%, góp phần đưa tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản toàn huyện chiếm 42,58%. Diện tích đất đồi toàn huyện chưa được khai thác để trồng rừng còn khoảng 50 nghìn ha. Đây là một nguồn lực rất quan trọng để huyện có thể phát triển ngành lâm nghiệp trong những năm tới. Trao đổi với chúng tôi đồng chí Mã Văn Giai, Bí thư Huyện ủy cho biết, huyện sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2010-2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đặt ra là 12,93% thì phải cố gắng thực hiện đạt và vượt cao hơn. Chỉ tiêu trồng rừng mới giai đoạn 2010-2015 là nâng tổng diện tích rừng trồng từ 29.460 ha lên 38.650ha, nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2010 lên 52% vào năm 2015. Để thực hiện được các chỉ tiêu này, trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tới, huyện sẽ tập trung phát huy tối đa các lợi thế, nhất là về đất đai, nông lâm nghiệp, phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, quan tâm thu hút đầu tư, triển khai các dự án trồng rừng, trồng rừng theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời tích cực vận động nhân dân, trồng, chăm sóc, bảo vệ và tái sinh rừng hiện có. Đình Lập hiện nay, ngoài diện tích rừng thông đang được phát triển khá mạnh, nhất là các xã khu vực phía Bắc thì một số xã dọc Quốc lộ 4B như xã Châu Sơn, Bắc Lãng đang phát triển khá mạnh diện tích cây keo. Ông Hoàng Chung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Sơn cho biết, diện tích rừng keo trên địa bàn xã hiện nay do hội viên nông dân trồng lên tới trên 300 ha, đại trà ở 10 thôn bản.
Thời gian từ trồng đến khai thác khoảng 6 đến 7 năm cho thu hoạch, với thời giá như hiện nay khoảng 20 triệu đồng/ha thì cây keo là cây trồng khá lý tưởng để nông dân lựa chọn phát triển kinh tế gia đình. Thời gian tới gắn với phát triển kinh tế đồi rừng, huyện cũng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho nông dân nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho họ. Không những vậy, huyện cũng tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn. Theo đó, tập trung phối hợp chặt chẽ với các ban quản lý dự án thực hiện đầu tư nâng cấp Quốc lộ 31, Quốc lộ 4B, tỉnh lộ 247 nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng… Có giải pháp cụ thể, huyện tiếp tục thực hiện sáng tạo và có hiệu quả Nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng nông thôn mới, đưa huyện từng bước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển.
Công Quân
Ý kiến ()